Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Quy chế công tác khoa dinh dưỡng

Bác sĩ điều trị hàng ngày thăm khám người bệnh ra y lệnh về chế độ ăn uống bệnh lí. Khi thay đổi chế độ ăn uống cần ghi rõ lí do nhận xét diễn biến của bệnh.

Quy định chung

Ăn uống của người bệnh rất cần thiết, nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác chữa bệnh; bệnh viện phải có trách nhiệm chăm lo bảo đảm ăn uống cho người bệnh điều trị nội trú.

Khoa dinh dưỡng của bệnh viện có nhiệm vụ tổ chức thực hiện phục vụ ăn uống cho người bệnh, trường hợp thực hiện chế độ đồng phục vụ ăn uống cho người bệnh phải bảo đảm về số lượng, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và quản lí chặt chẽ chế độ ăn uống theo bệnh lí.

Cơ sở của khoa dinh dưỡng được xây dựng theo tiêu chuẩn bảo đảm vệ sinh, thoáng mát, thuận tiện cho việc phục vụ người bệnh.

Tham gia đào tạo cán bộ chuyên khoa, nghiên cứu khoa học về các chế độ dinh dưỡng phục vụ người bệnh.

Quy định cụ thể

Điều kiện bảo đảm chất lượng ăn uống cho người bệnh

Giám đốc bệnh viện có  trách nhíệm:

Chăm lo, bảo đảm chất lượng ăn uống theo chế độ bệnh lí cho người bệnh điều trị nội trú.

Tạo điều kiện thuận lợi cho khoa dinh dưỡng có đủ các phương tiện, trang bị phục vụ nấu ăn cho người bệnh và các điều kiện về nơi nấu ăn, nơi chế biến thực phẩm tươi sống, chia thức ăn chín, rửa bát đĩa dụng cụ và các buồng hành chính, buồng trưởng khoa dinh dưỡng, buồng tắm rửa thay quần áo cho các thành viên trong khoa.

Bảo đảm cơ sở khoa dinh dưỡng cao ráo, thoáng mát tổ chức theo hệ thống một chiều, có đầy đủ nước sạch, bảo đảm trật tự vệ sinh, hệ thống cống phải thông thoát.

Trưởng khoa dinh dưỡng có trách nhiệm:

Xây dựng các chế độ ăn uống bệnh lí phù hợp tuỳ theo chức năng nhiệm vụ của bệnh viện đa khoa hay chuyên khoa.

Bác sĩ khoa dinh dưỡng có trách nhiệm:

Bảo đảm chất lượng ăn uống của người bệnh.

Thường xuyên trao đổi với bác sĩ điều trị, rút kinh nghiệm trong việc thực hiện chế độ ăn uống bệnh lí của người bệnh, để góp phần nâng cao chất lượng chữa bệnh.

Viên chức khoa dinh dưỡng mua thực phẩm phải đảm bảo:

Số lượng, có giá trị dinh dưỡng được tính ra calo theo thực đơn.

Chất lượng tươi ngon, không có thực phẩm ôi thiu.

Người bệnh được phục vụ ăn tại buồng ăn của các khoa, người bệnh nặng được phục vụ ăn tại giường do y tá (điều dưỡng) chăm sóc của khoa thực hiện.

Kinh phí ăn uống do người bệnh tự túc, hoặc được bệnh viện thanh toán theo chế độ viện phí.

Thực hiện chế độ hợp đồng phục vụ ăn uống cho người bệnh

Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm:

Được thực hiện chế độ hợp đồng người ở ngoài bệnh viện vào phục vụ ăn uống cho người bệnh theo cơ chế tự hạch toán.

Tạo điều kiện ban đầu cho đối tác hợp đồng như: nhà bếp một chiều, nhà ăn, kho, nguồn nước, nguồn điện …

Trưởng khoa dinh dưỡng có trách nhiệm:

Chỉ đạo việc thực hiện các chế độ ăn uống bệnh lí của người bệnh.

Kiểm tra giám sát việc thực hiện chất lượng ăn uống của người bệnh. Không để người bệnh tự ăn theo thực đơn không đúng chế độ ăn uống bệnh lí.

Kiểm tra vệ sinh, an toàn thực phẩm.

Kết hợp với viên chức kế toán kiểm tra tài chính, việc xuất nhập thực phẩm, lương thực; bảo đảm khẩu phần ăn của người bệnh về số lượng và chất lượng.

Thực hiện chế độ ăn uống của người bệnh

Bác sĩ điều trị hàng ngày thăm khám người bệnh ra y lệnh về chế độ ăn uống bệnh lí. Khi thay đổi chế độ ăn uống cần ghi rõ lí do nhận xét diễn biến của bệnh.

Y tá (điều dưỡng) hành chính khoa điều trị có nhiệm vụ:

Căn cứ vào y lệnh lập phiếu báo ăn hàng ngày cho người bệnh và bác sĩ điều trị kí xác nhận.

Báo ăn chiều hôm trước cho ngày hôm sau và báo sáng cho buổi chiều.

Báo thay đổi chế độ ăn uống khi tình trạng người bệnh biến chuyển nặng thêm theo chỉ định của bác sĩ.

Y tá (điều dưỡng) chăm sóc thực hiện chế độ chăm sóc người bệnh toàn diện, theo dõi giúp đỡ người bệnh ăn uống.

Bảo đảm chất lượng dinh dưỡng

Bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng có trách nhiệm:

Căn cứ vào y lệnh để có thực đơn phù hợp với bệnh lí tiêu chuẩn ăn theo định mức quy định; kiểm tra chất lượng, kiểm tra chế độ ăn uống.

Sổ theo dõi thực đơn phải ghi hàng ngày, đầy đủ, lưu trữ theo quy định.

Kiểm tra vệ sinh nơi làm việc của khoa và các thành viên trong khoa hoặc cơ sở hợp đồng.

Thường xuyên đến các khoa điều trị, tìm hiểu tình hình ăn uống của người bệnh và theo dõi kết quả điều trị bằng các chế độ ăn uống bệnh lí.

Các thành viên trong khoa dinh dưỡng có trách nhìệm:

Mua thực phẩm phải bảo đảm chất lượng, số lượng và có phương tiện bảo quản tốt.

Chế biến thực phẩm tươi sống riêng, chín riêng; không được chế biến thực phẩm trên mặt đất.

Khi chia thức ăn chín phải dùng: đũa, môi, thìa, cặp.

Lưu giữ thức ăn hàng ngày trong tủ lạnh, mỗi loại 20g để có cơ sở xác định nguyên nhân khi có tình trạng ngộ độc thức ăn xảy ra, sau 24 giờ mới được huỷ bỏ.

Phải ghi chép vào sổ đầy đủ số lượng, loại thực phẩm, ngày tháng và trưởng khoa dinh dưỡng kí xác nhận.

Chuyển thực phẩm chín từ khoa dinh dưỡng đến các khoa điều trị phải che đậy kín, bảo đảm vệ sinh.

Vệ sinh an toàn thực phẩm

Người bệnh:

Được viên chức khoa dinh dưỡng phổ biến những kiến thức về vệ sinh ăn uống theo bệnh lí, tự bảo vệ sức khoẻ trong ăn uống.

Thực hiện rửa tay trước khi ăn. Không gây ồn ào, nói to trong khi ăn.

Thức ăn thải bỏ để trong dụng cụ riêng, không vứt xuống sàn nhà.

Các thành viên trong khoa dinh dưỡng:

Được kiểm tra sức khoẻ định kì theo quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Khi làm việc phải thực hiện quy chế trang phục y tế, khi chia thức ăn phải đeo khẩu trang, bao tóc gọn gàng.

Nghiêm cấm những người mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh nhiễm khuẩn ngoài da tiếp xúc với thực phẩm chín.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/quyche/quy-che-cong-tac-khoa-dinh-duong/)

Tin cùng nội dung

  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY