Quy chế bệnh viện hôm nay

Quy chế quan hệ công tác trong bệnh viện

Quan hệ công tác giữa các trưởng khoa là quan hệ hợp tác, hỗ trợ, cùng thực hiện tốt nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh và phục vụ người bệnh.

Quy định chung

Quan hệ công tác trong bệnh viện được xây dựng trên cơ sở nhiệm vụ, quyền hạn của các chức danh để tăng cường sự hợp tác, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ của bệnh viện.

Các thành viên trong bệnh viện có trách nhiệm thực hiện tốt quan hệ công tác theo các quy định sau:

Quy định cụ thể

Vị trí công tác của các chức danh

Giám đốc bệnh viện là người đứng đầu bệnh viện chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên trực tiếp về lãnh đạo, quản lý toàn diện mọi hoạt động của bệnh viện; khi vắng mặt phải uỷ quyền bằng văn bản cho một phó giám đốc.

Phó giám đốc là người giúp giám đốc, được giám đốc phân công phụ trách điều hành từng mặt công tác và chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được phân công.

Trưởng phòng là người giúp giám đốc, phó giám đốc về công tác quản lý, có trách nhiệm nắm chắc và giải quyết công việc theo nhiệm vụ, quyền hạn đựơc giao.

Trưởng khoa là người được giám đốc giao nhiệm vụ trực tiếp tổ chức, quản lý, thực hiện công tác khám bệnh, chữa bệnh, phục vụ người bệnh theo quy định.

Trưởng phòng y tá (điều dưỡng) là người được giám đốc giao nhiệm vụ quản lý và tổ chức thực hiện công tác chăm sóc người bệnh toàn diện.

Quan hệ công tác giữa các chức danh

Quan hệ công tác giữa các phó giám đốc bệnh viện là quan hệ phối hợp trách nhiệm, cùng nhau giúp giám đốc hoàn thành tốt trách nhiệm quản lý và điều hành hoạt động của bệnh viện. Khi giải quyết công việc thuộc lĩnh vực được phân công, nếu có liên quan đến lĩnh vực của phó giám đốc khác thì cần trao đổi với phó giám đốc phụ trách lĩnh vực đó để thống nhất trước khi quyết định. Nếu không thống nhất được thì phải báo cáo cả hai ý kiến để giám đốc quyết định.

Quan hệ công tác giữa các trưởng phòng là quan hệ phối hợp trách nhiệm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, giúp giám đốc bệnh viện làm tốt công tác quản lý, điều hành mọi hoạt động. Khi giải quyết công việc nếu có liên quan đến chức năng của phòng khác thì cần trao đổi thống nhất, nếu không thống nhất được ý kiến thì phải báo cáo giám đốc bệnh viện ý kiến của từng phòng để giám đốc xem xét giải quyết.

Quan hệ công tác giữa các trưởng phòng với trưởng khoa là quan hệ phối hợp trách nhiệm, tạo điều kiện để các trưởng khoa thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm của bệnh viện là khám bệnh, chữa bệnh và phục vụ người bệnh.

Quan hệ công tác giữa các trưởng khoa là quan hệ hợp tác, hỗ trợ, cùng thực hiện tốt nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh và phục vụ người bệnh.

Quan hệ công tác giữa các trưởng khoa với y tá (điều dưỡng) trưởng khoa là quan hệ lãnh đạo với tổ chức thực hiện. Y tá (điều dưỡng) trưởng khoa được giao quyền quản lý và tổ chức thực hiện việc chăm sóc người bệnh theo y lệnh và tổ chức công tác vệ sinh sạch đẹp trong khoa, buồng bệnh, đảm bảo mục tiêu nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh trong khoa. Y tá (điều dưỡng) trưởng còn chịu sự chỉ đạo trực tiếp của trưởng phòng y tá điều dưỡng) bệnh viện về việc tổ chức thực hiện chăm sóc người bệnh.

Quan hệ công tác giữa trưởng phòng y lá (điều dưỡng) bệnh viện với kỹ thuật viên trưởng các khoa không có giường bệnh là quan hệ chỉ đạo thực hiện công tác vệ sinh sạch đẹp trong khoa phòng của toàn bệnh viện theo kế hoạch đã được giám đốc bệnh viện giao.

Quan hệ công tác giữa bác sĩ điều trị với y tá (điều dưỡng) trong khoa là quan hệ giữa người ra y lệnh và người thực hiện y lệnh.

 Quan hệ công tác giữa y tá (điều dưỡng) và kỹ thuật viên với hộ lý và y công là quan hệ giữa người giám sát chất lượng công việc và người thực hiện, nhiệm vụ của hộ lý và y công do y tá (điều dưỡng) trưởng khoa hoặc kỹ thuật viên trưởng khoa giao.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/quyche/quy-che-quan-he-cong-tac-trong-benh-vien/)

Tin cùng nội dung

  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY