An toàn thực phẩm hôm nay

Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Sa Nhân tím

Trong y học cổ đại thì sa nhân có vị cay, tính ôn, tác động vào các kinh tỳ, thận và vị cho nên có tác dụng hành khí, điều trung, hòa vị làm cho tiêu hóa được dễ dàng. Sa nhân được dùng trong những trường hợp đau bụng, đầy bụng, ăn không tiêu, tả lỵ, nhức răng

Hình ảnh người dân thu hái quả Sa Nhân Tím

Sa nhân, Mè trê bà, Dương xuân sa - Amomum villosum Lour. (A. echinosphaera K. Schum.), thuộc họ Gừng - Zingiberaceae.

Trong y học hiện đại, sa nhân được bào chế các loại Thu*c chữa trị các bệnh đường ruột và dạ dày. Hiện nay ngoài công dụng như trên, sa nhân được xuất sang một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản,… dùng làm gia vị.

Quy trình trồng và chăm sóc Sa nhân

1. Thời vụ trồng:

Trồng vụ xuân hoặc vụ thu, chọn những ngày râm mát hoặc có mưa nhỏ.

Vụ xuân vào tháng 2 -3. Thời tiết mùa xuân có mưa phùn, đất ẩm, ít nắng nên cây giống mau hồi phục.

- Vụ thu vào tháng 7- 8. Thời tiết mưa nhiều, nhưng cũng nắng nhiều; phải chú ý chăm sóc (chế độ tưới).

Ngoài ra, Sa Nhân có thể trồng vào cả mùa đông (tháng 11- 12). Thời tiết ít mưa, đất khô phải tưới nhiều, kết quả thu được vẫn rất khả quan.

2. Phương thức trồng và mật độ trồng

- Trồng Sa Nhân dưới tán rừng trồng

+ Trồng Sa Nhân dưới tán rừng là phương thức trồng xen với cây trồng chính cây Keo, cây Mỡ, Xoan…). Ở phương thức này, ta tận dụng được độ che tán của cây trồng chính để cây Sa Nhân phát triển.

+ Xử lý thực bì: Tiến hành phát dọn thảm tươi cây bụi, dây leo. Tiếp theo nếu độ che tán cao trên 0,7 phải tiến hành tỉa tán để hạ độ che tan xuống dưới 0,5 -0,6.

Đào hố trồng theo băng dọc theo hàng cây trồng chính, cách gốc cây trồng chính từ 1 m.

+ Mật độ trồng: Tùy mật độ cây trồng chính mà mật độ trồng Sa Nhân khác nhau. Nhìn chung khoảng từ 6000 - 9000 cây/ha. Cự ly đào hố trồng Sa Nhân là 1 x 1m/1 cây giống.

+ Chăm sóc sau trồng: Ở phương thức này, ta phải chú y duy trì độ che tán ở mức dưới 0,6 .

- Trồng Sa Nhân dưới tán rừng tự nhiên:

+ Xử lý thực bì: Tiến hành chặt bỏ những cây che tán không cần thiết (cây không có giá trị và không phải là cây bảo tồn), phát dọn thảm tươi cây bụi, dây leo. Tiếp theo tiến hành tỉa tán để hạ độ che tan xuống dưới 0,5 -0,6.

+ Tùy điều kiện thực bì mà ta có thể tiến hành trồng theo băng hoặc theo đám. Nhìn chung trong rừng tự nhiên, có nhiều cây có giá trị lấy gỗ và khai thác lâm sản ngoài gỗ cần được lưu giữ nên thường dọn thực bì và trồng Sa Nhân theo đám. Đào hố theo kiểu so le nanh sấu và cách gốc cây trồng chính khoảng 2 - 4 m (tùy độ che tán và khả năng tỉa tán cây trồng chính).

+ Cự ly đào hố: 1 cây/ 1m2

+ Chăm sóc sau trồng: Ở phương thức này, ta phải chú ý duy trì độ che tán ở mức dưới 0,6.

- Trồng Sa Nhân dưới tán vườn cây ăn quả hoặc vườn tạp:

+ Xử lý thực bì: Trước khi trồng Sa Nhân cũng phải chặt bỏ những cây không có ích (ở vườn tạp), tỉa bớt cành ở các cây ăn quả nếu có thể.

+ Cây ăn quả là cây tỉa tán hàng năm nên có thể trồng Sa Nhân theo hàng xen giữa các băng cây ăn quả. Trồng cách gốc cây ăn quả 1 m.

+ Mật độ trồng: khoảng 6000-9000 cây/ha. Cự ly trồng là 1 x 1 m/1 cây.

- Trồng Sa Nhân trên đất nương rẫy đã bỏ hoang:

+ Loại đất này vốn được khai phá từ rừng, sau nhiều năm trồng chè hoặc canh tác cây lương thực, đất bị xói mòn, cây trồng năng suất kém nên bỏ hoang; cỏ dại, cây bụi và cây gỗ nhỏ xâm lấn. Độ dốc dưới 300 .

+ Đối với phương thức trồng thuần loại Sa Nhân tím trên đất rừng sau nương rẫy phải tiến hành chặt phát bỏ gần như toàn bộ các cây bụi và gỗ nhỏ. Chỉ chừa lại một số cây gỗ có tán lá thoáng (tránh gió bão làm đổ) với tổng độ tàn che từ 10 - 20% (tối đa 30%). Cuốc bỏ gốc cây, lượm bớt đá, rẫy cỏ phơi khô xong đốt lấy tro.

+ Mật độ trồng: Trồng với mật độ khoảng 9500 - 9800 cây/ha. Cự ly trồng là 1 x1m trồng 1 cây.

Chú ý: Trong trồng Sa Nhân ta nên tiến hành chia lô, mỗi lô 1000 m2. Cần thiết kế các lối đi lại để vận chuyển cây giống, phân và đi lại chăm sóc thuận tiên.

3. Làm đất, bón lót và trồng cây

- Làm đất: Cuốc lật đất toàn bộ diện tích, nhằm phơi đất, diệt bớt trứng côn trùng và hạt cỏ.

Đào hố: Đào hố có kích thước rộng 30 x 20 x 30 cm.

- Bón lót: Bón lót 1,5 - 2kg phân chuồng hoai cho mỗi hố, dùng cuốc trộn đều phân với đất, lấp một lớp đất mỏng lên trên miệng hố.

- Trồng cây: Dùng cuốc bới lại các hố đã được bón lót khi làm đất. Đập đất cho nhỏ, trộn đều với phân lót, dùng dao sắc cắt túi bầu (nếu trồng cây bầu), đặt cây giống theo hướng thẳng đứng, mỗi hố trồng một nhánh hay một cây con, lấp đất 6-10 cm và dẫm chặt gốc. Khi trồng nếu gặp trời nắng thì phải tưới thẫm nước ngay để tránh mất nước và rễ tiếp xúc với đất được tốt.

4. Chăm sóc sau trồng

* Tưới nước:

Sa Nhân tím là cây ưa ẩm, vì vậy trong trồng trọt cần chú ý khâu tưới nước, nhất là khi cây còn non. Khi trồng Sa Nhân tím nếu không có mưa, đất khô phải tưới ngay. Trong vòng 2 - 3 tháng đầu cần thường xuyên tưới nước, để đất luôn ẩm, cây giống giữ được tươi mới có thể nảy mầm được.

Khi cây chồi đã mọc lên khỏi mặt đất cho đến khi đẻ nhánh, tạo thành khóm nhỏ, việc tưới nước giảm dần, thậm chí không cần tưới. Tuy nhiên, nếu Thời tiết khô hanh, năng nóng kéo dài thỡ cần phải tưới để cây sinh trưởng tốt.

Cách tưới nước lúc mới trồng là trực tiếp vào gốc; khi cây đã mọc và thành khóm nhỏ nên dùng vòi phun lên cả cây.

* Trồng giặm:

Vì một lý do nào đó (do chất lượng cây giống hoặc chăm sóc không đều), sẽ có một số nhánh bị ch*t, không mọc chồi. Khi phát hiện thấy, cần lấy các cây giống dự trữ, hoặc tách bớt một nhánh từ các khóm khác đem trồng giặm bổ sung vào ngay.

Cây trồng giặm cần chú ý chăm sóc tốt để cho cây nhanh hồi phục và nảy mầm.

* Làm cỏ, bón phân

- Làm cỏ:

Cách làm là dùng cuốc giẫy bỏ cỏ, nhưng xung quanh gốc Sa Nhân thì dùng tay nhổ. Do cây Sa Nhân mọc nông, thân rễ nổi trên mặt đất, bởi vậy, trong quá trình chăm sóc không cần vun gốc. Cỏ dại giẫy ra phơi dưới nắng sẽ khô sau thành mùn cho đất

Trong vòng 1,5 2 năm đầu tiên, khi cây Sa Nhân chưa phủ kín mặt đất, cứ 2 - 3 tháng làm cỏ một lần. Thậm chí trong 6 tháng đầu tiên 1 - 1,5 tháng một lần. Khi cây Sa Nhân đẻ nhiều nhánh, lan tỏa từ khóm nọ sang khóm kia, mặt đất được che phủ, cỏ dại sẽ không mọc được nữa.

- Bón thúc phân: Mỗi năm bón 1 lần

Năm 1: Bón thúc bằng phân NPK-S 10:5.3.13 với lượng 1 tấn/ha, bón vào tháng 6-7 (sau khi làm cỏ).

Năm thứ 2 và 3 mỗi ha bón 1 tấn NPK cộng thêm 1 tấn phân vi sinh trộn đều, bón vào tháng 3 (trước khi ra hoa).

Cách bón là rắc đều quanh gốc, khi Sa Nhân đã mọc dầy thành thảm thì rắc phân toàn bộ diện tích có sa nhân.

- Làm vệ sinh vùng trồng Sa nhân:

Trong quá trình chăm sóc Sa nhân, hàng năm phải chặt tỉa bớt cành và cây che bóng (Sa Nhân trồng thuần loại), sao cho độ tán che tổng số chỉ vào khoảng 30% (không để vượt quá 70%).

Trong vòng đời của Sa nhân, mỗi nhánh chỉ tồn tại trong thời gian 2 năm tuổi. Như vậy hàng năm sẽ có các thế hệ các nhánh già tự ch*t đi. Để tạo điều kiện cho cây ra hoa quả tốt, cần cắt bỏ những nhánh vàng úa (sắp tàn lụi) và vơ bỏ bớt lớp thảm mục dưới gốc (nếu thấy quá dày).

Công việc này cần tiến hành vào tháng 2- 3 hàng năm, trước mùa hoa quả đầu tiên.

* Bảo vệ:

Sa Nhân thường bị trâu, bò, dê vào ăn lá. Khi cây Sa Nhân có quả thường bị các loài Rùa, Sóc, Nhím và Chuột ăn hoa và quả. Vì vậy, ta phải làm hàng dào bảo vệ toàn bộ diện tích trồng Sa nhân. Vật liệu làm hàng rào cần giữ được lâu bền, như dây thép gai với cột bê tông hay rào bằng tre hoặc cành cây gỗ. Về sau tốt nhất nên tạo hàng rào bằng cây xanh (Mây).

5. Phòng trừ sâu bệnh

Hiện tại chưa phát hiện thấy sau bệnh hại Sa Nhân tím trồng một cách đáng kể. Ngoại trừ vào giai đoạn cây còn nhỏ (3 - 6 tháng tuổi), bi bọ rùa nhỏ ăn phần thịt lá non và một loại Sâu khoang nhỏ (Prodenia sp.) cuốn lá non. Tuy nhiên cần phải tiến hành theo dõi thường xuyên để có biện pháp phun trừ sâu bệnh hại ngay từ khi mới phát sinh.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/quy-trinh-ky-thuat-trong-va-cham-soc-cay-sa-nhan-tim)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ em. Khi bị tiêu chảy trẻ sẽ bị mất nước, mệt mỏi, sút cân và nếu kéo dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và bội nhiễm.
  • Chào Mangyte, Em nghe nói BV Đại học Y dược có phòng khám Tâm lý và Chăm sóc giảm nhẹ không biết có đúng không? Em muốn hỏi, bệnh nhân có triệu chứng rối loạn hành vi như tự làm đau bản thân có thể đến khám tại phòng khám Tâm lý không? Em có thể hẹn trước lịch khám không? Em cám ơn rất nhiều. (Nguyễn Thị Thanh Hoa - Quận 6, TPHCM)
  • Chào Mangyte. Tôi là người Đức gốc Việt. Nay tôi 67 tuổi muốn về Việt Nam sống vào thời gian cuối cùng của cuộc đời. Tôi muốn hỏi, nếu tôi mang quốc tịch Đức, thì tôi có được vào sống trong nhà dưỡng lão ORIHOME không? Tôi phải trả một tháng bao nhiêu? Mong nhận được sự giúp đỡ của Mangyte. (Phạm Văn Thi)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Người nhà tôi không may mới bị T*i n*n giao thông, phải nằm viện khoảng 2 tuần. Vợ chồng tôi thì bận đi làm, công việc cuối năm rất nhiều. Suy đi tính lại, tôi thấy phải thuê người chăm sóc mẹ là giải pháp tốt nhất lúc này (mặc dù biết là tự tay mình chăm sóc vẫn tốt hơn). Nhờ các bác sĩ chỉ giúp nơi nào có dịch vụ chăm sóc người bệnh? Tôi muốn tìm một người cẩn thận và nhiệt tình. Mong câu trả lời từ mangyte.vn! (Nhật Tân - nguyennhat…@yahoo.com)
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY