Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Quy trình xét nghiệm Covid-19 ở Hà Tĩnh diễn ra như thế nào?

(MangYTe) - Để cung cấp chính xác, kịp thời kết quả xét nghiệm Covid-19 phục vụ phòng, chống dịch, đòi hỏi cán bộ chuyên môn của Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh luôn phải “căng mình” trong phòng kín, tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình, quy định.

Để cung cấp chính xác, kịp thời kết quả Covid-19 phục vụ phòng, chống dịch, đòi hỏi cán bộ chuyên môn của Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh luôn phải “căng mình” trong phòng kín, tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình, quy định.

Video: Quy trình xét nghiệm Covid-19 tại BVĐK Hà Tĩnh

Ngày 31/3, Phòng Xét nghiệm sinh học phân tử chẩn đoán Covid-19 bằng kỹ thuật Realtime PCR thuộc Khoa Vi sinh, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Hà Tĩnh chính thức ra mắt. Phòng lắp đặt 1 máy xét nghiệm 96 lỗ và được Sở Y tế mượn thêm 1 máy tách chiết tự động 48 lỗ, điều chuyển 1 tủ âm sâu, 2 tủ an toàn sinh học cấp 2 từ các đơn vị khác để hoàn thiện điều kiện triển khai xét nghiệm Covid-19. Trong ảnh: Lãnh đạo Sở Y tế, BVĐK Hà Tĩnh kiểm tra quy trình xét nghiệm tại Khoa Vi sinh.

Thực hiện nhiệm vụ được giao, hiện nay, phòng hoạt động với tần suất 3 ca/ngày, công suất xét nghiệm đạt từ 360-450 mẫu/ngày. Từ khi đi vào vận hành đến nay, phòng đã tiếp nhận hơn 2.200 mẫu từ các địa phương trong tỉnh để tiến hành xét nghiệm kịp thời (ảnh: Máy xét nghiệm Realtime PCR 96 lỗ).

Việc xét nghiệm đòi hỏi phải thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt, chặt chẽ.

Công đoạn đặt phản ứng được thực hiện hết sức tỷ mỉ, cẩn thận

...để đọc phát hiện ARN của virus SARS-CoV-2 trong bệnh phẩm đường hô hấp

Theo chị Phạm Thị Huyền – Phụ trách Khoa Vi sinh (BVĐK tỉnh Hà Tĩnh), từ khi tiếp nhận mẫu cho đến khi xét nghiệm cho ra kết quả phải mất khoảng 7 tiếng đồng hồ. Trong đó, riêng công đoạn chạy trên máy xét nghiệm Realtime RT-PCR 96 lỗ để đọc ra kết quả mất gần 2 tiếng.

Để đảm bảo an toàn cho người xét nghiệm, cung cấp chính xác kết quả, bắt buộc cán bộ, nhân viên trong phòng xét nghiệm phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình và thực hiện quy định từ bảo hộ, khử khuẩn.

Để có thể phát huy tối đa công suất, hiệu quả của phòng xét nghiệm là nhờ sự nỗ lực, cố gắng của đội ngũ cán bộ, nhân viên Khoa Vi sinh. Hằng ngày, họ “trằn mình” trong phòng xét nghiệm, tiếp xúc với các mẫu phẩm từ 7h sáng cho tới tận 3h sáng hôm sau, với công suất làm việc có thể nói trên 300%. Mọi ăn uống, sinh hoạt, ngủ nghỉ đều diễn ra tại đơn vị. Đây là sự hy sinh lớn lao, thầm lặng của các anh em trong "trận chiến" chống dịch Covid-19.

Bác sỹ Hoàng Quang Trung, Giám đốc BVĐK Hà Tĩnh

Phúc Quang - Lê Tuấn

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo hà tĩnh (https://baohatinh.vn/y-te/quy-trinh-xet-nghiem-covid-19-o-ha-tinh-dien-ra-nhu-the-nao/190208.htm)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY