Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Quy trình xét nghiệm nCoV

Các chuyên gia xét nghiệm mất 10,5 giờ để xử lý mẫu và xét nghiệm nCoV, sau đó phải giải trình tự gene để có kết quả chính xác.

Toàn bộ quy trình tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương từ khi nhận mẫu xét nghiệm đến trả kết quả mất khoảng một ngày. 

Bác sĩ Phạm Quang Thái, Phó trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết: "Công đoạn xử lý mẫu là lâu nhất, mất 10,5 giờ. Mẫu càng nhiều thì thời gian chuẩn bị càng kéo dài, còn việc xét nghiệm đã có máy thực hiện".

Mặc dù kết quả xét nghiệm có rất nhanh, song phải tới một ngày sau bệnh nhân mới được trả kết quả. Lý do là các chuyên viên phải sử dụng thêm phương pháp giải trình tự gene để kiểm tra nhằm khẳng định kết quả đưa ra là chính xác.

Hồi đầu mùa dịch, phải mất vài ngày mới có kết quả xét nghiệm nCoV cho bệnh nhân. Sau đó thời gian xét nghiệm được rút ngắn còn 24 đến 48 giờ. Hiện quy trình từ xét nghiệm đến trả kết quả cho bệnh nhân còn dưới 24 giờ. 

"Chúng tôi chỉ xét nghiệm lại khi mẫu dương tính với nCoV, còn mẫu âm tính thì không kiểm tra thêm", bác sĩ Thái nói.

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương chuẩn bị sẵn nhiều bộ kit bằng cách đặt hàng từ nhiều công ty để phục vụ xét nghiệm trước làn sóng hàng chục nghìn công dân từ Hàn Quốc về nước. 

Theo kỹ thuật viên Vương Đức Cường thuộc Khoa Virus, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, hiện trung bình Viện tiếp nhận khoảng 70 mẫu xét nghiệm một ngày, tăng khoảng 20 mẫu so với khi chưa có dịch Covid-19. Các kỹ thuật thường xuyên phải tăng ca để trực xét nghiệm và đảm bảo trả kết quả trong vòng 24 đến 48 giờ.

Sau khi nuôi cấy và phân lập được nCoV, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã chuyển giao mẫu dương cho một số đơn vị để phát triển các kit xét nghiệm nhanh phục vụ chống dịch. Hiện Công ty Vaccine và Sinh phẩm số 1 bắt đầu nghiên cứu và sản xuất vaccine từ mẫu này, theo bác sĩ Thái.

"Vì vậy chúng tôi không lo ngại về vấn đề số lượng mẫu hàng ngày và khả năng xét nghiệm", bác sĩ Thái cho biết thêm.

Khu vực lấy mẫu xét nghiệm nCoV tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (Hà Nội) ngày 31/1. Ảnh: Giang Huy. 

Hiện có 30 cơ sở được Bộ Y tế cho phép xét nghiệm Covid-19. Trong đó có Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur TP HCM, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn Trùng Trung ương. Các trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố như Hà Nội, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Bắc Ninh, Bắc Giang, Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Lào Cai.

Các bệnh viện được phép xét nghiệm gồm Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Trung ương Huế. Ngoài ra có Viện Thú y, Viện Vệ sinh phòng dịch Quân đội, Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga và Trung tâm chẩn đoán Thú y trung ương, 6 chi cục thú y vùng.

Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương chuyển giao kỹ thuật và hỗ trợ bộ kit cho các đơn vị này để chủ động xét nghiệm khi dịch bệnh xảy ra ở quy mô lớn hơn.

Chi Lê

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/quy-trinh-xet-nghiem-ncov-4063310.html#box_comment)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY