Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ: Lợi đủ đường

Tưa lưỡi và sốt mọc răng là nỗi băn khoăn của nhiều mẹ khi chăm sóc bé. Những nếu mẹ tìm hiểu cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ theo phương pháp dân gian giúp thiên thần của bạn tránh gặp những triệu chứng này.

Tại sao nên rơ lưỡi cho bé?

Rơ lưỡi là việc rất quan trọng các mẹ cần làm để giúp bé vệ sinh khoang miệng và tránh các bệnh lý ở khu vực này. Với cơ địa mỏng manh, dễ tổn thương, biện pháp dân gian rơ lưỡi cho tẻ sơ sinh bằng lá hẹ sẽ rất hiệu quả bởi mức độ an toàn và không sợ tác dụng phụ như các loại Thu*c khác.

Có thể hiểu rơ lưỡi cho bé cũng giống như việc đánh răng, vệ sinh răng miệng hàng ngày của người lớn.

Khi trẻ bú sữa, chất dinh dưỡng trong sữa tạo thành các mảng bám dày, màu trắng trên mặt lưỡi. Các lớp màng này khiến trẻ cảm thấy khó chịu, không thấy ngon miệng, lười bú hay nguy cơ mắc bệnh nấm lưỡi, đẹn, tưa lưỡi…

Mẹ biết cách rơ lưỡi bằng lá hẹ, lá ngót hoặc nước ấm sẽ giúp trẻ tránh mắc phải những vấn đề khó chịu trên.

Thời điểm phù hợp rơ lưỡi cho bé

Số lần rơ lưỡi sẽ tùy thuộc vào lựa chọn trẻ bú mẹ hay bú sữa bột. Nếu là sữa bột mẹ cần làm việc này thường xuyên hơn bởi loại sữa này chứa nhiều thành phần chất béo hơn sữa mẹ nên rất dễ đóng cặn trên lưỡi.

Theo đó, mẹ cần tuân theo quy tắc sau:

Trẻ bú mẹ hoàn toàn: Thực hiện rơ lưỡi 2-3 lần/ tuần

Trẻ bú mẹ kết hợp sữa ngoài: Rơ lưỡi mỗi ngày

Trẻ bú hoàn toàn sữa ngoài: Mẹ nên thực hiện sau mỗi cữ bú (lưu ý, chờ bé ợ sữa xong mới thực hiện)

Cách rơ lưỡi bằng lá hẹ cho bé

Bé dưới 5 tháng tuổi mẹ chỉ nên rơ lưỡi bằng nước ấm nhưng từ 5 tháng tuổi trở lên, hệ thống tiêu hóa của bé đã phát triển, mẹ đã có thể rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ.

Mẹ nên mua hẹ tươi, sạch, tốt nhất nên lựa chọn ở những nguồn tin cậy như cửa hàng rau củ organic, siêu thị, cửa hàng uy tín. Sau đó rửa sạch, đập dập, cho vào nồi đun sôi, khuấy đều, để ấm và chắt lấy phần nước.

Các bước thực hiện tiếp theo:

Mẹ chuẩn bị sẵn một bát nước ấm, vệ sinh tay sạch sẽ

Bạn cuốn miếng gạc sạch vào ngón tay trỏ hoặc út của mình

Bế trẻ chắc chắn trên một tay

Dùng ngón tay đã được quấn gạc chấm nhẹ vào bát nước hẹ (đã hết nóng) rồi tiến hành rơ lưỡi cho bé nhẹ nhàng

Lưu ý, mẹ nên bắt đầu rơ từ phần răng hàm sát hai bên má, sau đó lan dần đến vùng răng trên và dưới, sau cùng mới rơ lưỡi.

Ngoài ra để trẻ tránh sốt mọc răng, mẹ có thể rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ khi bé đủ 100 ngày.

Theo nhiều báo cáo y khoa, lá hẹ có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, sát trùng, thường được dùng để phòng tránh viêm lợi, mọc răng, răng đau nhức. Khi áp dụng nguyên liệu này để rơ nứu cho trẻ sơ sinh tránh sốt mọc răng, nhiều mẹ cho biết nó có hiệu quả tới 99%.

Tuy nhiên, cách này chỉ nên thực hiện khi bé tròn 3 tháng 10 ngày (tức là tròn 100 ngày) và không để trẻ uống quá nhiều mà thấm nhẹ vào răng lợi, nướu cho trẻ.

Cách đếm ngày rơ nướu cho bé

Để xác định đúng thời điểm bé tròn 100 ngày, sau khi sinh, chị em có thể dùng lịch đếm cho chính xác.

Nếu bé sinh vào buổi sáng thì ngày đầu tiên được tính là ngày bé sinh. Trường hợp bé sinh về đêm hoặc thời điểm sắp hết ngày, ngày đầu tiên khi tính 100 ngày là ngày hôm sau.

Ví dụ, bé sinh lúc 4h30 phút ngày 13-7-2017 thì đây là ngày đầu tiên khi tính 100 ngày để bôi lá hẹ. Theo đó, ngày 21-10-2017 là ngày bé tròn 100 ngày và mẹ thực hiện việc rơ lưỡu bằng lá hẹ cho bé.

Lưu ý nên chọn lá hẹ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để rơ lưỡi cho bé.

Mẹ cần đếm đúng số lá hẹ để rơ miệng cho bé. Con trai sẽ là 7 lá, con gái 9 lá. Sau khi rửa sạch, mẹ ngâm lá hẹ vào nước đun sôi để nguội có hòa thêm muối khoảng 20 phút.

Mẹ tiếp tục giã nhỏ lá hẹ rồi vắt lấy nước cốt rồi dùng tăm bông hoặc gạc rơ lưỡi chấm vào nước lá hẹ. Bạn nhớ nhẹ nhàng chà sát lên vùng lợi trên và lợi dưới của bé để nước lá hẹ thấm vào chân răng.

Những chú ý khi dùng lá hẹ rơ miệng cho bé

Trong lúc rơ miệng, trẻ sơ sinh thường cảm thấy khó chịu, hay cáu gắt và kêu khóc. Vì vậy, các mẹ cần làm nhẹ nhàng, nhanh, luôn trò chuyện với trẻ để giúp trẻ thoải mái.

Để tránh trẻ bị nôn nên lau miệng từ 2 má trong sau đó hãy đến lưỡi. Mẹ đừng quá lo lắng khi cảm thấy trẻ bị nôn ói.

Nước ấm cũng như nước hẹ rơ lưỡi hoặc nứu cần phải được đun sôi ở 100ºC. Miếng gạc phải qua tiệt trùng chấm nước muối S*nh l* 0,9%.

Trước khi rơ miệng nên cho trẻ uống 1- 2 thìa nước. Lúc thao tác mẹ phải bế trẻ trên tay, không nên để nằm ngửa cũng như tránh chà xát mạnh làm lưỡi trẻ nhiễm trùng..

Ngoài rơ lưỡi bằng lá hẹ mẹ cũng có thể dùng lá ngót với các bước làm tương tự như trên. Bé 1 tuổi trở lên mẹ được lấy mật ong để thực hiện.

Trả lời thắc mắc của các bà mẹ về tính hiệu quả của phương pháp tưa lá hẹ giúp giảm sốt khi mọc răng cho trẻ, thạc sĩ, bác sĩ Đào Hữu Minh, Phó khoa phụ trách khoa Khám bệnh - BV Y học cổ truyền Trung ương cho biết: “Chuyện trẻ không bị sốt mọc răng nếu dùng nước lá hẹ bôi vào lợi khi trẻ được 3 tháng 10 ngày chỉ là phương pháp dân gian được các mẹ mách nhau. Tới nay, chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh điều đó là đúng”.

Bác sĩ Minh phân tích thêm: Theo Đông y, lá hẹ có tính ấm, có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn và có thể dùng trong trường hợp trẻ bị viêm lợi, đau nhức răng. Do vậy, khi trẻ tới tháng tuổi mọc răng, bị sốt bố mẹ có thể dùng lá hẹ đắp lên vùng lợi trên và vùng lợi dưới của trẻ.

Thực hiện bằng cách: chọn lá hẹ tươi rửa sạch, giã lấy nước cốt. Sau khi trẻ bú khoảng 30 phút, các mẹ rửa sạch tay và quấn gạc tiệt trùng ở ngón tay trỏ chấm nhẹ vào nước cốt và đẩy nhẹ vào các lợi trên và dưới của trẻ vài lần.

Còn theo Bác sĩ Nguyễn Văn Lân – Viện Y học cổ truyền Quân đội cho biết, phương pháp dùng lá hẹ ép lấy nước bôi vào nướu của con khi trẻ 3 tháng 10 ngày giúp bé không bị sốt khi mọc răng là theo quan niệm dân gian và đã có người làm an toàn cho con. Tuy nhiên, mọi người cần lưu ý phải làm rất sạch, rửa sạch lá hẹ rồi mới ép lấy nước để tưa nướu cho trẻ.

Thông thường lá hẹ có tác dụng rất tốt chữa ho, có thể dân gian mới thêm công dụng này của lá hẹ. Với trẻ sốt mọc răng, nếu sốt trên 38,5 độ, các mẹ nên cho con uống Thu*c Tây hạ sốt. Còn trẻ sốt nhẹ, dưới 38,5 độ, các mẹ nên cho trẻ uống nước nhọ nồi, rau má (Một hoặc 2 loại nước đó, rau má là an toàn nhất).

Vân Anh (T.H) | Theo Phụ nữ sức khỏe

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/ro-luoi-cho-tre-so-sinh-bang-la-he-loi-du-duong-351936.html

Theo Phụ Nữ Sức Khỏe

Link bài gốc

Copy link

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/ro-luoi-cho-tre-so-sinh-bang-la-he-loi-du-duong-351936.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/cham-soc-con-114/ro-luoi-cho-tre-so-sinh-bang-la-he-loi-du-duong-351936)

Tin cùng nội dung

  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Chỉ mới 5 ngày trong tháng 6/2013, cơ quan báo chí đưa tin có hai trẻ nhỏ Tu vong do sự bất cẩn của người lớn trong khi trông giữ trẻ. Cần báo động sự vô trách nhiệm của người lớn trong khi chăm sóc trẻ.
  • Thói quen đeo trang sức giả ngày Tết cho trẻ em từ lâu không chỉ làm đẹp, tạo phong cách thời trang mà còn biểu lộ ước mong của người lớn có một năm mới giàu sang, phú quý. Tuy nhiên…
  • Dưỡng chất cần thiết cho trẻ em ung thư như chất đạm, đường (carbohydrate), chất béo, nước, vitamin và khoáng chất. Chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn hiểu rõ nhu cầu đặc biệt của con bạn và lên kế hoạch ăn uống cụ thể.
  • Điều trị ung thư và chính bản thân bệnh ung thư có thể làm con bạn thay đổi về hương vị và mùi vị,sẽ ảnh hưởng đến sự thèm ăn của trẻ.
  • Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi quy định rõ về xử lý những người hành nghề trái phép và Ph* thai cho trẻ vị thành niên.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY