Nhi Nội tiết - Chuyển hoá di truyền hôm nay

Chuyên khoa nhi giữ chức năng chẩn đoán, theo dõi các bệnh lý di truyền lâm sàng và các bất thường bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa bẩm sinh hiếm gặp, tư vấn tiền thụ thai (khám tiền sản đề phòng các bệnh di truyền), khám và điều trị các bệnh lý liên quan đến rối loạn nội tiết và tiểu đường ở trẻ em. Các bệnh lý nội tiết nhi khoa và chuyển hoá di truyền có thể kể đến như: tiểu đường sơ sinh, suy giáp bẩm sinh, thiếu G6PD, chậm phát triển chiều cao, dậy thì sớm̀ hoặc muộn và các bệnh lý tuyến yên, tuyến giáp, cận giáp, thượng thận, sinh dục, tuyến tụy (cường insulin)

Rối loạn chuyển hóa Vitamin thiamin: B1 tan trong nước

Vai trò chính của thiamin là tiền chất của thiamin pyrophosphat, một coenzym cần cho một số phản ứng sinh học quan trọng, cần thiết cho quá trình oxy hóa carbonhydrat.

Thiếu hụt vitamin đơn thuần ít gặp hơn là thiếu hụt nhiều vitamin củng với thiếu dinh dưỡng protein - năng lượng. Mặc dù bất kỳ nguyên nhân nào của thiếu dinh dưỡng protein - năng lượng đều có thể dẫn đến thiếu hụt đồng thời vitamin, nhưng hầu hết các trường hợp như vậy đều đi kèm với giảm hấp thu, nghiện rượu, dùng dược phẩm, thẩm phân máu, dinh dưỡng toàn bộ ngoài đường tiêu hóa, có sở thích kỳ quặc về ăn uống, hoặc có rối loạn chuyển hóa bẩm sinh.

Các hội chứng thiếu hụt vitamin thường xuất hiện từ từ. Các triệu chứng thường không đặc hiệu và khám thực thể hiếm khi giúp cho chẩn đoán sớm. Hầu hết các dấu hiệu thực thể đặc trưng xuất hiện muộn trong diễn biến của hội chứng. Những dấu hiệu thực thể đặc trưng khác như viêm lưỡi, viêm môi gặp trong thiếu hụt nhiều vitamin nhóm B. Những bất thường như vậy sẽ gợi ý là có thiếu hụt dinh dưỡng nhưng không chỉ ra được cụ thể chất nào bị thiếu.

Mặc dù là tương đối dễ trong điều chỉnh bằng chế độ ăn hỗn hợp được khuyến cáo hàng ngày, nhưng nhiều người Mỹ đã dùng các chế phẩm bổ sung vitamin có thể phổ biến hơn những hội chứng thiếu hụt, đặc biệt là hội chứng thừa vitamin A, D, B6. Những đòi hỏi về lợi ích sức khỏe rõ rệt của những chế phẩm bổ sung này, nhất là khi dùng những liều lớn đều chưa được chứng minh.

Một số vitamin có thể được dùng một cách công hiệu như Thu*c. Các dẫn xuất của vitamin A được dùng để điều trị trứng cá nang, và gần đây hơn là trường hợp da nhăn nheo. Niacin có hiệu quả với tăng lipid huyết. Những rối loạn chuyển hóa vitamin bẩm sinh cũng cần những liều dược lý học các vitamin.

Vai trò chính của thiamin là tiền chất của thiamin pyrophosphat, một coenzym cần cho một số phản ứng sinh học quan trọng, cần thiết cho quá trình oxy hóa carbonhydrat. Thiamin cũng được cho là có vai trò độc lập trong dẫn truyền thần kinh ở các dây thần kinh ngoại vi.

Biểu hiện lâm sàng thiếu hụt thiamin

Hầu hết các thiếu hụt thiamin ở Mỹ là do nghiện rượu. Những người nghiện rượu mạn tính có thể có chế độ ăn nghèo thiamin và giảm hấp thu, chuyển hóa, dự trữ thiamin. Thiếu hụt thiamin cũng đi kèm với suy dinh dưỡng, thẩm phân và các nguyên nhân khác của suy dinh dưỡng protein năng lượng. Thiếu hụt thiamin có thể bị thúc đẩy ở những bệnh nhân dùng dung dịch dextrose đường tĩnh mạch với lượng thiamin không đáng kể.

Những biểu hiện sớm của thiếu hụt thiamin bao gồm chán ăn, chuột rút cơ, dị cảm và kích thích. Thiếu hụt nặng ảnh hưởng chủ yếu lên hệ tim mạch (“beri-beri ướt”) hoặc hệ thần kinh (“beri-beri khô). Beri-beri ướt xuất hiện khi có cố gắng thể lực nghiêm trọng và chế độ ăn nhiều carbonhydrat kèm theo thiếu hụt thiamin; còn beri-beri khô gặp ở người không hoạt động và chế độ ăn ít năng lượng.

Bệnh tim beri-beri được đặc trưng bằng giãn mạch ngoại vi rõ rệt dẫn đến suy tim cung lượng cao với khó thở, nhịp tim nhanh, tim to, phù phổi và phù ngoại vi với các chi ấm giống viêm mô tế bào.

Những biểu hiện thần kinh bao gồm cả ở hệ thần kinh trung ương và ngoại vi. Tổn thương hệ thần kinh ngoại vi điển hình là bệnh thần kinh vận động và cảm giác đối xứng với đau, dị cảm và mất phản xạ. Chân bị ảnh hưởng nhiều hơn tay. Tổn thương hệ thần kinh trung ương dẫn đến hội chứng Wernicke - Korsakoff. Bệnh não Wernicke bao gồm rung giật nhãn cầu diễn tiến đến liệt mắt, thất điều thân thể và lú lẫn. Hội chứng Korsakoff bao gồm mất trí nhớ, bịa chuyện và giảm khả năng học tập.

Chẩn đoán thiếu hụt thiamin

Có nhiều xét nghiệm sinh hóa khác nhau để đánh giá sự thiếu hụt thiamin. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, sự đáp ứng trên lâm sàng với liệu pháp thiamin theo kinh nghiệm được dùng để hỗ trợ chẩn đoán thiếu hụt thiamin. Các xét nghiệm sinh hóa được dùng rộng rãi và phổ biến nhất là do hoạt độ transketolase của hồng cầu và sự bài tiết thiamin qua nước tiểu. Hệ số hoạt độ transketolase trên 15 - 20% sẽ gợi ý đến có thiếu hụt thiamin.

Điều trị thiếu hụt thiamin

Thiếu hụt thiamin được điều trị bằng những liều lớn thiamin ngoài đường tiêu hóa. Trong một vài ngày đầu dùng 50 - 100 mg/ngày sau đó chuyển sang uống hàng ngày với liều 5 - 10 mg/ngày.

Tất cả các bệnh nhân đều cần dùng đồng thời những liều điều trị sẽ hồi phục được hoàn toàn ở một nửa bệnh nhân (1/4 hồi phục ngay lập tức và 1/4 sau nhiều ngày), một nửa còn lại chỉ hồi phục một phần hoặc không có hiệu quả.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/chandoandinhduong/roi-loan-chuyen-hoa-vitamin-thiamin-b1-tan-trong-nuoc/)

Tin cùng nội dung

  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Những người được chẩn đoán bị Ung thư sẽ quan tâm đến việc dùng các Vitamin và các chế phẩm bổ sung như thực phẩm chức năng, các thảo dược và các chiết xuất đang được dùng rộng rãi để tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY