Sức khỏe hôm nay

Rối loạn tiền mãn kinh

Hầu hết tất cả các phụ nữ khi bước vào độ tuổi 40 trở lên bắt đầu có các chứng rối loạn tiền mãn kinh, nhiều khi các chứng rối loạn khiến cho họ cảm thấy vô cùng mệt mỏi, khó chịu, cáu gắt …
Hầu hết tất cả các phụ nữ khi bước vào độ tuổi 40 trở lên bắt đầu có các chứng rối loạn tiền mãn kinh, nhiều khi các chứng rối loạn khiến cho họ cảm thấy vô cùng mệt mỏi, khó chịu, cáu gắt … ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và giao tiếp với những người xung quanh. Tuy nhiên nhiều người không nhận ra những biểu hiện này.

Kỳ quá độ mãn kinh của phụ nữ kéo dài trong bao lâu tùy thuộc vào mỗi cá nhân, có thể trong một năm, có khi kéo dài hai đến bốn năm. Khởi điểm và kỳ hạn thời kỳ tiền mãn kinh không có tiêu chí thời gian rõ ràng, có thể xảy ra sau tuổi 40 nhưng nhìn chung bình quân trên dưới 45 tuổi. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tuổi bắt đầu có kinh nguyệt có xu hướng sớm dần, nhưng thay đổi về tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh lại không rõ ràng. Sự sớm, muộn của tuổi tiền mãn kinh có liên quan đến các nhân tố khí hậu, di truyền, tình hình kinh tế gia đình, xã hội,… Ngoài ra, tuổi mãn kinh của phụ nữ và số lần sinh đẻ cũng có ảnh hưởng lẫn nhau, nên tiền mãn kinh xảy ra sẽ sớm hoặc muộn hơn.

Từ sau 40 tuổi, buồng trứng bắt đầu giảm chức năng, hiện tượng phóng noãn không đều, và vì vậy bắt đầu mất quân bình về nội tiết tố. Estrogen bắt đầu giảm và thiếu hụt, không có progesteron. Từ đó các vấn đề rối loạn nội tiết tố kéo theo nhiều rối loạn khác sẽ xảy ra biểu hiện bằng các triệu chứng lâm sàng mà chị em phụ nữ sẽ cảm nhận được là:

Rối loạn cảm xúc: Đa số phụ nữ sẽ thấy tự nhiên cơ thể mình nóng nực, bốc hỏa. Thỉnh thoảng vã mồ hôi, nóng bừng mặt (có thể nhìn thấy mặt đỏ bừng), trống ngực đập dồn dập và hồi hộp, mệt mỏi, khó chịu. Tính tình chị em thay đổi, dễ cáu gắt, dễ giận hờn, tủi thân… và đi đến trầm cảm.

Tại cơ quan Sinh d*c nữ: Đây là cơ quan trực tiếp chịu ảnh hưởng của sự thiếu hụt nội tiết tố nữ. Rối loạn kinh nguyệt là một biểu hiện của rối loạn tiền mãn kinh thường gặp nhất. Ngực teo nhỏ và chảy xệ, đi kèm với rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng teo, khô vùng âm hộ, *m đ*o khiến cho quan hệ T*nh d*c khô rát khiến nhiều phụ nữ thấy sợ hãi, lo lắng và né tránh…

Tại hệ cơ xương khớp: Phụ nữ ở thời kỳ tiền mãn kinh thường bị nhức xương khớp, đau chân, tay là các dấu hiệu thường gặp nhất. Thoái hóa cột sống gây gai cột sống làm đau lưng, đau cổ cũng dễ xảy ra.

Bệnh tiền đình: Rối loạn tiền đình gây chóng mặt, đầu óc quay cuồng không thể đi lại được cũng là một triệu chứng thường gặp ở giai đoạn này.

Rối loạn chuyển hóa: Các chuyển hóa đường, đạm, muối, chuyển hóa mỡ và chất khoáng, đặc biệt là canxi. Từ đó chị em dễ bị béo phì, tăng cân, bụng hông to ra do phân bố mỡ không đồng đều… và loãng xương.

Hội chứng tiền mãn kinh là một phần trong đời sống S*nh l* bình thường của người phụ nữ. Vì vậy, mỗi chị em cần trang bị những kiến thức cơ bản để tự chăm sóc mình. Tuyệt đối không tự ý sử dụng nội tiết tố thay thế mà cần được đi khám và tư vấn ở thầy Thu*c chuyên khoa.

Bác sĩ Thu Thủy

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-roi-loan-tien-man-kinh-7812.html)

Tin cùng nội dung

  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Phụ nữ độ tuổi từ 45 - 55, do chức năng buồng trứng suy giảm dẫn đến rối loạn nội tiết và hệ thống thần kinh thực vật. Có đến 85% phụ nữ lâm vào một tình trạng bệnh lý được gọi là hội chứng tiền mãn kinh (menopausal syndrome) ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Biểu hiện bằng các triệu chứng như: rối loạn kinh nguyệt, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mất ngủ, tim hồi hộp, có các cơn “bốc hỏa”, thay đổi tính tình, dễ mệt mỏi.
  • Sứa và các món ăn từ sứa như canh sứa, nộm sứa rất quen thuộc trong sổ tay ẩm thực của những người sành ăn. nhưng tác dụng chữa bệnh của con sứa thì nhiều người còn chưa biết.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY