Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Sắn dây trị cảm sốt, mụn nhọt Y học cổ truyền

Bột sắn dây từ lâu được nhiều người biết tới như một thực phẩm giải nhiệt rất tốt. Thế nhưng ít ai biết toàn bộ cây sắn dây...
Bột sắn dây từ lâu được nhiều người biết tới như một thực phẩm giải nhiệt rất tốt. Thế nhưng ít ai biết toàn bộ cây sắn dây, từ dây leo tới hoa, củ đều có thể dùng làm Thu*c. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c trị bệnh từ củ sắn dây.

Rễ sắn thu hoạch từ tháng 12 đến tháng 3, 4 năm sau. Rễ đào về rửa sạch, loại bỏ rễ con và chế biến ngay.

Chế biến cát căn phiến: Cắt các củ thành từng đoạn 10 - 20cm (nếu củ to thì bổ đôi) hoặc thái thành lát mỏng 0,3 - 0,5cm. Tiến hành xông diêm sinh một ngày; lấy ra phơi khô là được. Bảo quản nơi khô ráo, kín; thỉnh thoảng phơi sấy lại để loại mọt. Cát căn phiến dùng trong các đơn Thu*c Đông y.

Chế biến bột sắn dây: Cạo bỏ lớp vỏ ngoài, xay hoặc mài, vò nát và vắt kiệt lớp xơ với nhiều lần nước sạch để lấy hết tinh bột; dồn các nước lọc lại, để lắng, gạn bỏ lớp nước trong, cho tiếp nước sạch vào, khuấy đều, để lắng. Lọc và gạn nhiều lần (khoảng 3 - 5 ngày) đến khi có bột trắng thì đổ bột lên lớp vải sạch mịn cho ráo nước. Phơi hay sấy khô. Bột sắn pha uống sống hay nấu chín làm nước giải khát trị sốt nóng, nhức đầu, mẩn ngứa, mụn nhọt, rôm sảy, kiết lỵ ra máu.

Theo Đông y, củ sắn dây vị ngọt, cay, tính bình; vào các kinh tỳ và vị. Có tác dụng giải biểu thanh nhiệt, giải cơ thấu chẩn chỉ khát, sinh tân chỉ tả. Dùng cho các trường hợp cảm sốt đau đầu, đau cứng vùng đầu cổ vai, sốt nóng khát nước, lỵ, tiêu chảy, ban sởi mọc chậm không đều. Hằng ngày có thể dùng 6 - 16g bằng cách nấu luộc, chưng hầm, vắt lấy nước. Sau đây là các bài Thu*c trị bệnh có dùng vị sắn dây.

Song cát thang: Khổ qua tươi 150 - 200g, sắn dây tươi 150 - 200g. Rửa sạch thái lát sắc hãm cho uống. Ngày 1 lần, đợt 2 - 3 ngày. Dùng thích hợp cho người bị cảm mạo phong nhiệt, đau đầu sốt nóng, vã mồ hôi, tắc ngạt mũi, đau sưng họng, viêm khí phế quản, ho có đờm vàng, sốt xuất huyết (mới sốt nóng hay đã có xuất huyết dưới da và niêm mạc).

Cháo sắn dây gạo tẻ: Bột sắn dây 30g, gạo tẻ 50g. Gạo ngâm nước 1 đêm, đem nấu cháo cùng với bột sắn, thêm chút muối và đường để ăn. Món này tốt cho người tăng huyết áp, bệnh mạch vành, bệnh tiểu đường týp II, tiêu chảy mạn tính do tỳ hư, còn làm thức ăn giải nhiệt giải khát khi nắng nóng mùa hè.

Nước ép sắn dây ngó sen: Sắn dây tươi, ngó sen liều lượng như nhau, ép lấy nước uống. Dùng thích hợp cho người bị xuất huyết dưới da, rong kinh, rong huyết, chảy máu chân răng, niệu huyết, đại tiện xuất huyết.

Nước rau má sắn dây: Rau má tươi 20 - 30g, bột sắn 10g. Rau má rửa sạch, giã nát, thêm 150 - 200ml nước sôi, để nguội gạn lấy nước; hòa bột sắn, thêm đường vừa uống. Bài này làm nước giải khát trị sốt nóng, nhức đầu, mẩn ngứa, mụn nhọt rôm sảy, kiết lỵ ra máu

Hoa sắn dây gọi là cát hoa có vị ngọt, tính bình. Có tác dụng giải ngộ độc rượu, chữa phiền khát, tràng phong hạ huyết (đại tiện ra máu).

BS.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-san-day-tri-cam-sot-mun-nhot-y-hoc-co-truyen-15195.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh mạch vành là bệnh lý tim mạch phổ biến với triệu chứng thường gặp nhất là cơn đau thắt ngực, khó thở.
  • Nhân dân thường thu hái thân cây về làm chổi (chổi xuể) quét nhà. Khi bị cảm sốt, dùng ngay chổi này đốt dưới giường, chõng của người ốm nằm để chữa bệnh.
  • Bí đao còn gọi là bí xanh, các bộ phận của cây bí đao cho ta nhiều vị Thu*c quý: quả bí với tên Thu*c đông qua, vỏ quả - đông qua bì, hạt bí - đông qua tử, lá bí - đông qua diệp, dây bí - đông qua đằng.
  • Có đến 1/3 số bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp bị Tu vong trong vòng 24 giờ kể từ khi bị đau ngực và rất nhiều bệnh nhân còn sống sót bị di chứng trầm trọng.
  • Nếu như ở thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20, bệnh lý van tim chủ yếu là liên quan đến nhiễm khuẩn, (thấp tim), hoặc tim bẩm sinh, thì sau này, bệnh lý van tim chủ yếu là do thoái hóa van tim, bệnh van tim thứ phát, (hở van tim chức năng), hoặc do những bệnh lý tim mạch khác.
  • Theo quan niệm của y học cổ truyền, bệnh mạch vành thuộc các chứng “tâm thống” (đau tim), “hung tê” (đau ngực).
  • Tôi hay bị nổi nhọt, rất đau. Bạn tôi nói mụn nhọt rất nguy hiểm, có thể gây nhiễm trùng máu. Xin cho biết điều này có đúng? Cách xử trí khi bị nhọt.
  • Theo Đông y, toàn bộ cây hoa gạo đều được sử dụng làm Thu*c, vỏ cây gạo vị cay, tính bình, có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết tiêu thũng…
  • Mụn nhọt là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính ở các lỗ chân lông hay tuyến bã nhờn; YHCT có tên gọi chung là “sang, hung, thù...”. Nguyên nhân do hỏa độc gây ra, một số trường hợp hay tái phát là do huyết nhiệt.
  • Các bài Thuốc chữa mụn nhọt viêm tấy gồm các vị Thuốc thanh, nhiệt giải độc, hoạt huyết, ôn thông khí huyết có tác dụng giải độc tiêu viêm, tán kết, trừ mủ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY