"nhà tôi có 3 cháu học lớp 2, 4, 7. nhà chỉ có 2 chiếc điện thoại, nếu thời gian học của 3 cháu trùng nhau thì tôi phải làm như thế nào đây? hiện tại nhà tôi khó khăn nên không thể mua điện thoại hay máy tính mới cho các cháu được".
Trên đây là câu hỏi được một bạn đọc gửi gắm khi năm học mới 2021-2022 vừa sang, và có lẽ cũng là sự khó xử, mối băn khoăn chung của không ít bậc phụ huynh khi không thể đảm bảo được phương tiện cho con em học trực tuyến trong bối cảnh nhiều địa phương phải giãn cách.
Theo thống kê từ Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy, tính đến thời điểm ngày 12/9, trên cả nước có 26/63 tỉnh/thành phố đang học trực tuyến (có một số tỉnh chỉ học trực tuyến ở một số vùng, có tỉnh không giãn cách nhưng nguy cơ cao vẫn cho học trực tuyến).
Trong khi tổng số học sinh các cấp đang học trực tuyến ước khoảng 7,35 triệu em thì có đến khoảng 1,5 triệu học sinh tại 26 tỉnh/thành phố chưa có máy tính để học.
Nhiều tỉnh, thành phố phải tổ chức dạy học trực tuyến, song do hệ thống đường truyền internet hạn chế dung lượng, phần mềm dạy học hoạt động chưa tốt, nhiều học sinh thiếu trang thiết bị học tập, sự hỗ trợ của gia đình còn gặp nhiều khó khăn nên việc dạy và học ở nhiều nơi chưa hiệu quả.
Trước thực tế đó, vào tối ngày 12/9, thủ tướng phạm minh chính đã phát động chương trình "sóng và máy tính cho em" kêu gọi toàn xã hội hỗ trợ học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, thiếu phương tiện học tập trực tuyến. trong đó, hội khuyến học việt nam và báo dân trí là những đơn vị nòng cốt.
Hưởng ứng phát động của thủ tướng, nhiều doanh nghiệp, cá nhân đã tích cực tham gia như vietinbank (10.000 máy tính), evn 24.000 máy tính… tại chương trình các tổ chức, đơn vị đã ủng hộ hơn 1 triệu máy tính cho học sinh khó khăn giá trị tương đương 2.350 tỉ đồng.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng còn cho biết cách đây 8 năm, ngành TT&TT và ngành Giáo dục cũng đã thực hiện một chương trình cho các em, đó là chương trình internet trường học, tất cả trên 40.000 trường học đã được các nhà mạng kết nối và miễn phí Internet.
Đây là chương trình rất ý nghĩa được xây dựng và triển khai với mục đích hỗ trợ các em học sinh, đặc biệt là các em học sinh đang ở vùng có dịch Covid-19 (thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg) có thêm điều kiện để học tập trực tuyến hiệu quả.
Có thể nhiều độc giả cũng là các phụ huynh ở đây, chúng ta đang đau đầu và rối bời vì bộn bề công việc phải làm từ xa và chưa biết làm sao để cân đối thời gian để kiêm nhiệm "gia sư", theo sát con em mỗi giờ lên lớp. Có thể nhiều người còn canh cánh nỗi lo rằng việc học trực tuyến sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, thị lực của con. Nhưng ít nhất, con em chúng ta cũng đã may mắn hơn so với 1,5 triệu học sinh không có thiết bị học tập.
Gánh nặng tài chính đối với những phụ huynh thu nhập thấp, nhất là vùng sâu vùng xa, quả thực không hề dễ dàng. nhiều người lớn trong chúng ta có thể nhịn ăn, nhịn uống nhưng để con phải "nhịn học" là điều rất xót xa. một xã hội học tập là một xã hội mà mọi trẻ em đều có điều kiện tiếp cận được kiến thức.
Mới ít hôm trước, một độc giả ở vùng nông thôn miền Trung nhắn tin với tôi cho hay, dẫu rất thương con nhưng chị chưa biết phải khắc phục ra sao khi gia đình chỉ có một chiếc điện thoại cũ kết nối mạng di động cho các con học trực tuyến. "Cả đời tôi chưa biết cái laptop là như thế nào, sử dụng ra sao, nhà cũng không có mạng wifi", vị phụ huynh thành thật.
Thời của chúng tôi, sách vở thế hệ trước truyền thế hệ sau, mỗi dịp đầu năm mới lại có những chương trình quyên góp, ủng hộ sách vở, dụng cụ học tập cho học trò nghèo. Thế nhưng bây giờ, thời của học trực tuyến thì thiếu thiết bị (máy tính, smartphone), thiếu sóng internet… đồng nghĩa rằng trẻ phải "nhịn học".
Bởi vậy, chương trình "sóng và máy tính cho em" huy động sức mạnh xã hội hóa, cũng là phát huy trách nhiệm cộng đồng với quyền lợi học tập của trẻ, lan tỏa truyền thống tốt đẹp về tinh thần hiếu học, tương thân tương ái.
Không thể trực tiếp đến trường đã là thiệt thòi của trẻ, nên thật mong sao các con sẽ không phải thiệt thòi thêm khi học trực tuyến.