Nhịp cầu nhân ái hôm nay

Sát cánh cùng miền nam chống dịch

Đã hơn một tháng nay kể từ ngày Nguyễn Văn Huy, sinh viên Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam vào TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động chống dịch. Đặt chân đến thành phố mang tên Bác, Huy và các thành viên trong đội chỉ có một buổi sáng nghỉ ngơi, sắp xếp đồ đạc rồi được phân xuống phường An Phú Đông (quận 12) để bắt tay ngay vào công việc.

Là sinh viên năm cuối, cho nên Huy được phân công tham gia đội phản ứng nhanh với những trường hợp có diễn biến cần cấp cứu tại nhà. “Dù đã được tập huấn, hiểu rất rõ sự nguy hiểm của dịch bệnh, nhưng khi vào làm việc thực tế, em vẫn thấy “sốc”. Nhiều bệnh nhân có diễn tiến bệnh rất nhanh. Nếu chúng em không kịp cấp cứu, có thể họ đã mất trên đường đến bệnh viện”, Huy kể. Vất vả, căng thẳng, nhưng Huy chẳng mảy may có suy nghĩ bỏ cuộc. Có chăng chỉ là nỗi sợ bản thân trở thành nguồn lây nhiễm trong cộng đồng.

Vì vậy chàng trai trẻ hết sức cẩn thận trong mọi hành động. “mọi người hỏi em có sợ lây bệnh không? nếu trả lời là không thì là không thật. bởi phía sau, em còn bố mẹ, tuổi trẻ và tương lai. tuy nhiên, đã là một sinh viên trường y, em ý thức được vai trò và trách nhiệm của bản thân trong giai đoạn khó khăn này. ngay khi viết đơn vào miền nam chống dịch, em đã xác định phải vượt qua khó khăn, đến khi hết dịch mới trở về”, huy chia sẻ.

Ngoài tham gia đội phản ứng nhanh với những trường hợp có diễn biến cần cấp cứu tại nhà, Huy cũng trực tiếp xuống địa bàn lấy mẫu xét nghiệm. Mỗi ngày, công việc của em bắt đầu từ sáng sớm và kết thúc vào lúc 18 giờ. Đôi khi quá mệt mỏi, chàng trai trẻ và bạn bè lại động viên nhau cố gắng, giữ vững tinh thần để sớm đẩy lùi dịch bệnh.

Sinh ra và lớn lên ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, từ nhỏ Huy đã mơ ước trở thành bác sĩ. “Ngày nhỏ em bị ốm rất nhiều, thậm chí có người còn trêu “thôi chuyển hộ khẩu lên trạm xá ở đi”. Ngay khi đó, em đã rất ấn tượng với hình ảnh người bác sĩ tận tụy chăm sóc cho bệnh nhân. Ước mơ trở thành bác sĩ cứu người đã thành hiện thực và đây là lúc em cần phải phát huy, cống hiến để đẩy lùi dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người dân”, Huy nói.

Với lê dương thảo linh, sinh viên năm cuối trường đại học dược hà nội, công việc tham gia chống dịch tại tp hồ chí minh sẽ là những kinh nghiệm nghề nghiệp không thể nào quên. “những mẫu hôm qua chúng em lấy, hôm nay đều cho kết quả dương tính với sars-cov-2. buồn quá, chị ạ!”, giọng thảo linh chùng xuống. khi lấy mẫu, linh và các bạn luôn cầu mong những người dân ở đây bình an, thế mà…

Đã 5 ngày nay, Linh cùng 65 cán bộ, học viên, sinh viên Trường đại học Dược Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh tham gia chống dịch. Ngày Linh lên đường (ngày 25/8) cũng đúng vào sinh nhật của cô gái trẻ. “Em đón sinh nhật tuổi 22 với những cảm xúc thật đặc biệt, đó là niềm tự hào khi được cùng hàng trăm bạn sinh viên khác lên đường vào TP Hồ Chí Minh chống dịch. Em thầm hứa dù khó khăn đến đâu cũng phải vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ”, Linh chia sẻ.

Với kiến thức đã được học cùng sự hướng dẫn của các bác sĩ, ngày đầu tiên nhận nhiệm vụ tại quận 12, Linh được phân vào đội lấy mẫu gồm bốn người. Công việc của em là đi đến từng nhà lấy mẫu xét nghiệm test nhanh cho những đối tượng nguy cơ cao. Mỗi ngày nhóm của Linh lấy khoảng gần 200 mẫu tùy vào vùng dịch. Mỗi trường hợp sẽ lấy hai mẫu là dịch tỵ hầu và dịch họng, rồi cho vào ống nghiệm, đóng gói và vận chuyển để xét nghiệm.

Công việc tưởng chừng như đơn giản, nhưng lại vô cùng nguy hiểm, bởi Linh phải đối mặt với rất nhiều trường hợp F0, F1. Thế nhưng, nỗi lo của cô gái trẻ không phải là việc bản thân bị mắc Covid-19, mà là việc mình trở thành nguồn lây nhiễm nguy hiểm cho cộng đồng. Khi tận mắt chứng kiến sự khốc liệt của dịch bệnh, Linh lại càng thấy thương những người dân ở đây hơn. “Các chú, các bác ở đây thật hiền. Chỉ mong dịch bệnh qua mau”, Linh nói. Khi làm việc, em và các bạn mặc bộ đồ bảo hộ cấp 4 liên tục nhiều giờ liền.

Đây là bộ đồ bảo hộ cấp cao nhất do nhà trường chuẩn bị cho sinh viên lên đường làm nhiệm vụ. Tuy nhiên, khi mặc vào rất nóng, mồ hôi đầm đìa trong người, trong suốt ca làm việc kéo dài ba, bốn giờ, cô gái trẻ cũng như các thành viên khác không được đi vệ sinh, cũng như không được uống nước hay ăn gì. Đã vậy khi cởi đồ bảo hộ còn phải rất cẩn thận và theo nhiều công đoạn, bởi chỉ sơ suất nhỏ có thể làm lây lan vi-rút cho cơ thể và ra cộng đồng. “Tuy nhiên khi bắt tay vào việc, chúng em dường như quên đi cái nóng phải chịu đựng, để tập trung làm và xử lý tình huống trơn tru, nhanh gọn, không để người dân phải mệt mỏi. Bởi sau khi lấy mẫu xét nghiệm rất đau, không thể bắt họ phải đứng chờ lâu ngoài môi trường nắng nóng và nguy hiểm như vậy được”, Linh tâm sự.

Nguyễn Văn Huy lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho người dân tại khu dân cư.

Nhiều sinh viên trẻ coi việc tham gia chống dịch lần này là cơ hội để rèn luyện và trưởng thành. lên đường vào tp hồ chí minh chống dịch, hành trang họ mang theo chỉ là ba-lô đựng áo, quần và một ít đồ phòng dịch do nhà trường trang bị. tuy nhiên, tất cả mọi người đều xác định sẽ ở lại công tác đến ngày tp hồ chí minh hết dịch mới về.

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo nhân dân (https://nhandan.com.vn/nhan-ai/sat-canh-cung-mien-nam-chong-dich-662472/)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY