Bạn đã quyết định đi niềng răng để có một hàm răng đẹp. đó là một lựa chọn tốt, nhưng sau đó bạn sẽ cảm thấy khó khăn khi dùng chỉ nha khoa để xỉa răng. bạn cũng khó chăm sóc toàn bộ răng của bạn bằng chiếc bàn chải cũ. và viễn cảnh không vui nữa là thức ăn có thể dính vào các mắc cài, khiến bạn có nguy cơ bị sâu răng, ố răng... hãy cùng tìm hiểu các cách giúp bạn có thể tránh tất cả những vấn đề này.
Khi đeo niềng răng, bạn nên đánh răng sau mỗi lần ăn bất cứ thứ gì đó, kể cả các bữa phụ. Bởi bất cứ khi nào bạn ăn, các mảnh vụn thức ăn sẽ bị mắc kẹt trong mắc cài. Khi thức ăn lưu lại đủ lâu sẽ phát triển các vấn đề răng miệng nghiêm trọng.
Cách chải răng cũng cần lưu ý như sau: Chọn bàn chải đánh răng có cước mềm, được cấu tạo thành những đầu hình dạng tròn để làm sạch răng. Đầu tiên, bạn hãy súc miệng vài lần - điều này giúp làm lỏng các mảnh thức ăn trong và xung quanh mắc cài. Sau đó, chải răng thật kỹ - chải ở viền nướu cũng như trên/dưới các mắc cài. Trong khi chải đường viền nướu, hãy giữ bàn chải của bạn ở một góc 45 độ. Sau đó, chuyển sang các dây cung và duy trì một góc hướng xuống trong khi chải. Bạn cũng nên xoay góc chải khi bạn chạm vào điểm mắc cài để chải kỹ các chi tiết trên đó. Kết thúc bằng cách súc miệng lại một vài lần nữa.
Lấy một đoạn chỉ nha khoa dài khoảng 45cm, sau đó, cuộn hai đầu sợi chỉ nha khoa vào hai ngón tay cái và ngón tay trỏ, ở giữa là một đoạn chỉ tầm 4cm. Cẩn thận giữ cả hai đầu chỉ nha khoa và trượt lên xuống giữa các kẽ răng. Do có các dây cung, bạn sẽ chỉ đưa chỉ được 1 nửa kẽ răng, cần kéo chỉ sao cho thành hình chữ C ôm lấy thân răng để lấy tối đa được các mảng bám kẽ răng. Trượt chỉ nha khoa một vài lần hoặc cho đến khi bạn nghe thấy tiếng rít. Sau đó, chuyển sang đường viền nướu. Để dùng chỉ nha khoa ở khu vực này, cần có dụng cụ luồn chỉ. Khi luồn chỉ vào phần kẽ răng dưới, cũng dùng cách xoay chỉ nha khoa thành hình chữ C và tiếp tục kéo chỉ lên xuống nhẹ nhàng. Sau khi làm sạch xong, bạn sẽ rút chỉ ra, luồn vào các kẽ răng còn lại và thực hiện quy trình trên cho toàn bộ cung hàm trên và dưới. Đổi các đoạn chỉ khác nhau cho các kẽ răng khác nhau.
Nhẹ nhàng dùng chỉ nha khoa làm sạch các kẽ răng, đường viền nướu và khu vực mắc cài.
Thông thường bạn sẽ cảm thấy môi hơi quá khô ngay sau khi niềng răng. Do đó bạn nên sử dụng kem dưỡng môi thường xuyên.
Khi bạn niềng răng, ăn thức ăn nào là một lưu ý rất quan trọng. Tốt hơn hết bạn nên tránh các loại thực phẩm giàu tinh bột và đường để giảm nguy cơ mảng bám. Các thực phẩm dai và dính , chẳng hạn như kẹo caramen, trái cây sấy khô, kẹo cao su... thường gây khó khăn khi loại bỏ những thức ăn này ra khỏi mắc cài.
Thức ăn cứng, giòn cũng nên tránh vì khả năng làm hỏng niềng răng của bạn như đứt dây cung, làm lỏng mắc cài.
Bạn có thể uống nước đá, ngậm đá nhưng tuyệt đối không nhai hay cắn. đá lạnh cũng khiến kích thích răng nhạy cảm nên tốt nhất bạn đang niềng răng không nên để răng tiếp xúc với đá lạnh.
Tránh các loại thực phẩm đòi hỏi phải gặm cắn như bắp ngô, táo, xương sườn, cánh gà...
Bạn nên tránh bất kỳ môn thể thao nào có khả năng bị va chạm, tác động vào miệng. Nếu bạn thực sự muốn chơi, hãy nhớ đeo miếng bảo vệ miệng để bảo vệ răng và niềng răng.
Dây cung lỏng lẻo, bị đứt, chùng, mắc cài bị gãy... có thể gây ra nhiều vấn đề. Bạn cần hẹn với bác sĩ để sửa chữa ngay những vấn đề đó.
Chủ đề liên quan:
niềng răng