Răng , Hàm , Mặt hôm nay

Niềng răng là gì? Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay

Niềng răng là phương pháp sử dụng các khí cụ nha khoa tạo áp lực lên răng nhằm khắc phục các tình trạng răng hô, móm, sai khớp cắn… một cách hiệu quả, an toàn

Nội dung bài viết:

I. Niềng răng là gì?

II. Lợi ích khi niềng răng?

III. Niềng răng có tác dụng gì?

IV. Những phương pháp niềng răng phổ biến

V. Niềng răng có đau không?

VI. Có nên niềng răng không?

VII. Niềng răng ở đâu tốt?

VIII. Niềng răng hô

niềng răng là phương pháp giúp khắc phục các tình trạng răng hô, móm, không đồng đều, sai khớp cắn… một cách hiệu quả. vậy niềng răng là gì? niềng răng có đau không? có nên niềng răng không? bài viết này sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời chi tiết.

I. Niềng răng là gì?

Niềng răng là thuật ngữ thường được sử dụng rộng rãi trong nha khoa. tình trạng răng hô, móm, không đồng đều, răng lệch lạc thường ảnh hưởng đến thẩm mỹ của gương mặt. khi đó, niềng răng là phương pháp được nhiều người sử dụng để giải quyết vấn đề trên. cụ thể, niềng răng giúp dịch chuyển răng bằng những khí cụ nha khoa chuyên dụng, mang lại cho người dùng một hàm răng cân đối và đều đặn.

Tùy vào cơ địa của mỗi người, mức độ lệch lạc của răng và kế hoạch chỉnh nha mà quá trình niềng răng có thể kéo dài trong 1-3 năm, thậm chí lâu hơn.

Niềng răng giúp khắc phục các tình trạng răng hô, móm, không đồng đều, sai khớp cắn… một cách hiệu quả

II. Lợi ích khi niềng răng?

1. Tính thẩm mỹ cao

Cải thiện tính thẩm mỹ trên khuôn mặt là lý do khiến nhiều người có hàm răng chưa đều đặn đầu tư vào niềng răng. Bởi phương pháp này giúp điều chỉnh khớp cắn làm cho khuôn mặt trở nên cân đối, hài hòa, các răng được sắp đều làm tăng tính thẩm mỹ hơn.

Một “nụ cười toả nắng” sẽ giúp chúng ta trở nên thu hút hơn. Không chỉ vậy, sở hữu nụ cười thật tươi và đẹp còn giúp chúng ta tự tin hơn trong giao tiếp, mang đến nhiều thành công hơn trong cuộc sống.

2. Cải thiện chức năng nhai - giải quyết những khó khăn trong quá trình ăn uống:

Răng mọc lệch lạc hoặc không ngay ngắn trong cung hàm thường khiến cho quá trình nhai các thực phẩm của nhiều người vô cùng khó khăn. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây nên các thương tổn như khớp cắn, viêm nướu, đau đầu,...

Theo đó, niềng răng chính là giải pháp để chấm dứt những vấn đề này. một hàm răng đều đặn, chắc khỏe giúp thức ăn được nghiền nhỏ hơn. bên cạnh đó, chức năng ăn nhai được cải thiện còn giúp người sau niềng răng hạn chế các bệnh về đường tiêu hóa như đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa…

3. Không cần phải trồng răng giả

Niềng răng giúp phục hồi các răng đã mất bằng cách đóng khoảng vùng mất răng mà không cần làm răng giả đối với trường hợp mất vài chiếc răng.

Thực tế cho thấy, việc nhai bởi một hàm răng chắc chắn của chính mình thì sẽ tốt và tiện lợi hơn trên những chiếc răng giả.

4. Phòng ngừa sớm những vấn đề do răng miệng cho trẻ nhỏ

Ở một số trẻ em, việc được chẩn đoán và niềng răng trong giai đoạn sớm sẽ giúp cho xương được phát triển thuận lợi hơn, khiến cho giai đoạn niềng răng khi đã trưởng thành cũng trở nên nhẹ nhàng hơn, có thể hạn chế được các phẫu thuật chỉnh nha sau này.

5. Khắc phục được các nhược điểm về phát âm

Giọng nói bị chi phối bởi môi, răng và lưỡi nên trong nhiều trường hợp răng mọc không đều có thể dẫn đến phát âm khó nghe, bị ngọng và rất khó sửa. Vì vậy, hàm răng đều đặn sẽ giúp cải thiện khả năng phát âm, âm thanh phát ra dễ nghe hơn, việc giao tiếp cũng dễ dàng hơn.

Niềng răng có thể ảnh hưởng tích cực đến giọng nói và phát âm của bạn

6. Hỗ trợ việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng

Các răng được sắp đều giúp bạn dễ dàng loại bỏ mảng bám và thức ăn dư thừa mỗi khi vệ sinh răng miệng. Từ đó, giúp ngăn ngừa được các bệnh lý về răng miệng như: sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu… Không những vậy, trải qua quãng thời gian niềng răng, bạn sẽ tập được cho mình thói quen chăm sóc, vệ sinh răng miệng hiệu quả và đúng cách nhất.

7. Niềng răng giúp cải thiện phần nào tình trạng rối loạn tiêu hóa

Răng là bộ phần đầu tiên của hệ tiêu hóa, thực hiện chức năng nhai, làm nhỏ thức ăn trước khi đi đến các cơ quan tiếp theo. theo đó, niềng răng giúp cải thiện các trường hợp răng bị sai, lệch khớp cắn, giúp cho việc ăn nhai thuận tiện và tối ưu hơn.

8. Tập cho người dùng thói quen vệ sinh răng miệng một cách kỹ lưỡng

Khi đã trải qua quãng thời gian niềng răng, người dùng sẽ hình thành thói quen chăm sóc, vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng và đúng cách nhất.

III. Niềng răng có tác dụng gì?

1. Sắp xếp các răng đều đặn trên cung hàm

Những trường hợp răng không đều như: hô, móm, răng mọc lệch lạc… đều có thể áp dụng niềng răng. với lực kéo mà các khí cụ niềng răng tác động sẽ giúp răng di chuyển từ từ đến vị trí mong muốn. việc này sẽ được các nha sĩ kiểm soát thường xuyên.

Niềng răng chính là giải pháp tối ưu giúp căn chỉnh các răng về đúng vị trí mong muốn trên khung hàm

2. Chỉnh đốn khớp cắn

Răng mọc không đều ít nhiều khiến khớp cắn bị sai lệch. Chẳng hạn, người có hàm bị hô, móm thì 2 hàm trên dưới khó có thể đối xứng với nhau; hay răng mọc lộn xộn thì 2 hàm lại khó chạm khít vào nhau. Do đó, sau khi được điều chỉnh, các răng trở nên ngay ngắn và hàm cũng được chạm vào nhau tự nhiên.

IV. Những phương pháp niềng răng phổ biến

Hiện nay, có những loại niềng răng nào?

1. Niềng răng invisalign (Niềng răng trong suốt)

Niềng răng invisalign hay còn được gọi là niềng răng trong suốt là một bước đột phá trong công nghệ chỉnh nha hiện nay. phương pháp này sử dụng chuỗi khay trong suốt được thiết kế riêng biệt và duy nhất cho mỗi người. thay vì phải dùng mắc cài truyền thống, người niềng răng invisalign dùng khay niềng răng trong suốt ôm chặt mặt răng, dịch chuyển răng từng chút một. người dùng có thể tự tháo lắp khay theo hướng dẫn của nha sĩ.

Phương pháp này đem lại nhiều ưu điểm như: tính thẩm mỹ vượt trội, dễ vệ sinh, ăn uống, không gây tổn thương nướu...

Tuy nhiên, chi phí cao hơn nhiều lần so với các phương pháp khác cũng là nhược điểm của phương pháp này.

Niềng răng invisalign hay còn được gọi là niềng răng trong suốt là một bước đột phá trong công nghệ chỉnh nha hiện nay

2. Niềng răng mắc cài kim loại

Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp niềng răng ra đời sớm nhất, đem lại hiệu quả khá cao và được nhiều người ưu tiên lựa chọn bởi có chi phí khá thấp. theo đó, phương pháp này sử dụng những mắc cài và dây cung từ kim loại cao cấp không bị gỉ để có thể nắn chỉnh lại răng. quá trình niềng răng diễn ra trung bình khoảng 1,5 - 2 năm.

Trước đây, tính thẩm mỹ của loại niềng răng này không được đánh giá cao và khá bất tiện khi sử dụng. ngày nay, công nghệ niềng răng từ kim loại đang ngày càng phát triển: các mắc cài kích thước nhỏ hơn, khó nhận ra hơn, và tạo cảm giác thoải mái cho người sử dụng.

3. Niềng răng mắc cài sứ

Phương pháp niềng răng mắc cài sứ khá tương đồng với niềng răng mắc kim loại. tuy nhiên tính thẩm mỹ của phương pháp này cao hơn và giá thành cũng đắt hơn.

Cụ thể, niềng răng mắc cài sứ sử dụng các dây cung kim loại trong phương pháp truyền thống để kết hợp với những mắc cài được làm bằng chất liệu sứ sinh học. theo đó, các mắc cài sứ có kích thước tương tự như mắc cài kim loại nhưng lại khó nhận ra hơn bởi màu sắc của chúng được chế tạo giống như màu men răng tự nhiên, mang lại giá trị thẩm mỹ cao.

Do cơ chế kéo răng giống với niềng răng mắc cài kim loại nên hiệu quả mà niềng răng mắc cài sứ mang lại cũng tương tự.

5. Niềng răng không mắc cài Clear Aligner

Niềng răng không mắc cài clear aligner (hay niềng răng clear aligner, niềng răng trong suốt clear aligner, niềng răng tháo lắp clear aligner) là phương pháp niềng răng dùng các khay niềng bằng nhựa trong suốt để nắn chỉnh, sắp xếp các răng về đúng vị trí trên cung hàm.

Niềng răng clear aligner là phương pháp niềng răng không mắc cài đầu tiên được sản xuất tại việt nam

Nếu như các khay niềng Invisalign được thiết kế, chế tạo trên các thiết bị, máy móc công nghệ cao hiện đại, thì khay niềng Clear Aligner sẽ được các kỹ thuật viên chế tác bằng tay. Sau khi lấy dấu hàm của người bệnh, các khay niềng sẽ được đúc ra từ mẫu dấu hàm thạch cao.

6. Niềng răng mắc cài tự động

Tương tự như 2 phương pháp niềng răng mắc cài kim loại và niềng răng mắc cài sứ, phương pháp này cũng sử dụng dây cung và mắc cài để tác động lực dịch chuyển răng.

Theo đó, mắc cài được thiết kế với nắp và rãnh trượt để có thể giữ cho phần dây cung được giữ chắc vào với phần mắc cài, thay vì dùng thun buộc như 2 phương pháp niềng răng mắc cài kim loại hay sứ.

Đây cũng là một phương pháp được rất nhiều nha sĩ lựa chọn cho bệnh nhân.

7. Niềng răng mắc cài mặt trong

Niềng răng mắc cài mặt trong (niềng răng mắc cài mặt lưỡi) có cấu tạo tương tự phương pháp niềng răng mắc cài kim loại truyền thống. cụ thể, khí cụ của phương pháp này cũng bao gồm dây cung, thun, mắc cài. tuy nhiên, sự khác biệt của phương pháp này so với niềng răng mắc cài truyền thống là bs nha khoa sẽ cố định các khí cụ vào bề mặt trong của thân răng.

Do đó, phương pháp này giúp người niềng răng tự tin giao tiếp vì các mắc cài được gắn vào mặt trong của răng. cũng chính vì sự tiện lợi này mà giá thành của phương pháp niềng răng mắc cài mặt trong cũng tốn kém.

Niềng răng mắc cài mặt trong là trường hợp mắc cài được gắn ở mặt trong của răng

V. Niềng răng có đau không?

Theo các bs nha khoa, cảm giác đau khi niềng răng được mô tả là sự căng tức và ê buốt. tuy nhiên, thực tế niềng răng có đau không còn tùy vào nhiều yếu tố khác nhau. niềng răng sẽ không đau khi những yếu tố sau được đảm bảo:

    Người niềng lựa chọn phương pháp phù hợp: Thông thường, với những phương pháp sử dụng mắc cài kim loại và dây thun cố định trong rãnh mắc cài sẽ khó duy trì được độ đàn hồi trong thời gian dài. Vì vậy, khi độ đàn hồi giảm, dây cung sẽ co kéo nhiều hơn trong rãnh mắc cài gây ra lực ma sát lớn làm đau răng.

  • kỹ thuật thực hiện của bác sỹ nha khoa: kỹ thuật của nha sĩ cũng như các phương tiện vật chất của cơ sở niềng răng cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc niềng răng có đau không. do đó, trước khi quyết định niềng răng, chúng ta nên tìm hiểu kỹ lưỡng địa chỉ niềng răng.

  • nền xương răng của bệnh nhân tốt: nếu có nền răng không chắc khỏe, bệnh nhân thực hiện phương pháp niềng răng khó tránh khỏi cảm giác khó chịu của tác động lực kéo răng do không thích ứng kịp. theo các bác sĩ, đây không phải vấn đề lớn và thường chỉ xảy ra ở thời gian đầu sau khi niềng răng. do đó, sau khoảng 1 - 2 tuần, người niềng răng sẽ không còn cảm giác khó chịu nữa.

Niềng răng thường tạo cảm giác đau ở giai đoạn đầu, mức độ đau của mỗi người cũng khác nhau. Theo đó, giai đoạn đầu cũng được chia nhỏ thành nhiều bước sau:

    Gắn thun tách kẽ: Đây là giai đoạn đầu tiên trong quá trình niềng răng. Theo đó, nha sĩ sẽ đặt dây thun vào các kẽ răng để tạo khoảng trống hở cho răng di chuyển. Trong gian đoạn này, người niềng thường sẽ thấy ê răng khi nhai, cộm hoặc gặp tình trạng thức ăn bị mắc lại ở kẽ răng. Thông thường, cảm giác đau sẽ kéo dài khoảng vài ngày đầu rồi hết.

  • nhổ răng: không phải ai niềng răng cũng cần phải nhổ răng mà điều này còn tuỳ thuộc vào từng tình trạng răng của mỗi người. theo đó, với những trường hợp cần nhổ răng, nha sĩ sẽ tiêm thu*c tê khi nhổ nên người niềng sẽ không có cảm giác đau nhức. sau hết thu*c, có thể bệnh nhân sẽ có cảm giác ê trong 1 - 2 ngày.

Niềng răng thường tạo cảm giác đau ở giai đoạn đầu: gắn thun tách kẽ, nhổ răng, gắn mắc cài, dây cung, siết chặt dây cung...

    Gắn mắc cài, dây cung: Có lẽ đây là giai đoạn mà hầu như ai cũng cảm thấy đau nhức, ê buốt. Tùy vào cơ địa mà mỗi người sẽ có cảm giác đau khác nhau. Sở dĩ giai đoạn này người niềng thường thấy đau và khó chịu là vì dây cung và mắc cài dùng lực kéo di chuyển các răng. Hiểu được cảm giác này nên thường trong giai đoạn đầu nha sĩ chỉ sử dụng ít lực, dây cung nhỏ nên chúng ta không cần phải quá lo lắng.

  • Siết chặt dây cung: Thông thường, mỗi tháng nha sĩ sẽ điều chỉnh lực kéo của dây cung nên lúc này bệnh nhân sẽ thấy đau một chút. Có thể thấy, siết chặt dây cung có lẽ là giai đoạn đau nhất trong quá trình niềng răng. Bởi lúc này hàm răng phải chịu một lực kéo mạnh hơn mà trước đó nên người niềng chưa kịp thích nghi.

VI. Có nên niềng răng không?

Tình trạng răng mọc không đều, lệch lạc khiến cho gương mặt mất cân đối, nụ cười cũng kém duyên hơn. Không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, răng không đều, lệch lạc còn là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý răng miệng, ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

    Răng lệch lạc gây khó khăn trong hoạt động ăn nhai. Bên cạnh đó, thức ăn khi không được nghiền nát trước khi đưa vào dạ dày có thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa như đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa….

  • Sự sai lệch khớp cắn còn ảnh hưởng đến khả năng phát âm.

  • Việc vệ sinh răng miệng cũng trở nên khó khăn hơn khi răng không đều. Các mảng bám trên răng nếu không được làm sạch hoàn toàn sẽ dẫn đến các bệnh lý như: sâu răng, viêm tủy, viêm nướu...

Có nên niềng răng không?

    Theo đó, niềng răng là giải pháp được nhiều người lựa chọn để cải thiện tính thẩm mỹ, căn chỉnh các răng về đúng vị trí mong muốn trên khung hàm. tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhiều ưu điểm và nhược điểm riêng như sau:

    1. Ưu điểm của niềng răng

    Như đã trình bày ở phần trên, niềng răng mang lại nhiều lợi ích vượt trội như:

      Tính thẩm mỹ cao

    • Cải thiện chức năng nhai - giải quyết những khó khăn trong quá trình ăn uống

    • Không cần phải trồng răng giả

    • Phòng ngừa sớm những vấn đề do răng miệng cho trẻ nhỏ

    • Khắc phục được các nhược điểm về phát âm

    • Hỗ trợ việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng

    • Niềng răng giúp cải thiện phần nào tình trạng rối loạn tiêu hóa

    • Tập cho người dùng thói quen vệ sinh răng miệng một cách kỹ lưỡng

    2. Nhược điểm của niềng răng

    Dù có nhiều ưu điểm vượt trội nhưng niềng răng vẫn còn một số điểm hạn chế, chẳng hạn như:

      Người niềng răng phải trải qua một hành trình dài để mang lại kết quả như mong đợi, trung bình khoảng 1 - 3 năm, thậm chí lâu hơn.

    • Khi chọn phương pháp niềng răng bằng mắc cài, người niềng thường gặp những cảm giác khó chịu trong thời gian đầu như: cảm giác cộm, vướng víu, mắc cài cọ xát gây trầy xước...

    • Bệnh nhân phải đến nha khoa hàng tháng trong suốt quá trình niềng từ 1 - 3 năm để nha sĩ thực hiện các thao tác như: thay thun, siết răng, kéo chỉnh răng…

    • Người niềng cần đặc biệt chú ý trong vệ sinh răng miệng để hạn chế những nguy cơ sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu…

    • Trong suốt quá trình niềng răng, bệnh nhân cần hạn chế ăn thức ăn có độ dai, cứng vì sẽ dễ làm bung sút mắc cài, gây đau và khó chịu, ảnh hưởng đến hiệu quả niềng răng.

    Từ những phân tích trên, hy vọng quý bạn đọc sẽ có câu trả lời riêng cho mình trong câu hỏi “có nên niềng răng không?”.

    VII. Niềng răng ở đâu tốt?

    Để xác định một địa điểm niềng răng uy tín, chúng ta cần dựa vào 3 tiêu chí quan trọng sau:

      Cơ sở niềng răng được cấp phép hoạt động.

    • Số lượng ca niềng răng thành công.

    • Chuyên sâu về niềng răng.

    Niềng răng ở đâu tốt? - địa chỉ niềng răng uy tín nhất?

      Theo đó, bạn đọc có thể tham khảo một số địa chỉ niềng răng uy tín sau:

      1. Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TPHCM:

        Địa chỉ: Số 201A Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP.HCM

      • Khám từ Thứ 2 - Thứ 6

      Bảng giá niềng răng Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TP.HCM

      Niềng răng mắc cài tự buộc thép cho trẻ em

      36 triệu

      Niềng răng mắc cài tự buộc thép cho người lớn

      40,1 triệu

      Niềng răng mắc cài tự buộc sứ cho trẻ em

      50,1 triệu

      Niềng răng mắc cài tự buộc sứ cho người lớn

      57 triệu

      Niềng răng mắc cài mặt lưỡi

      125,1 triệu

      Niềng răng Invisalign

      70-140 triệu

      Niềng răng 3D clear từ 1 năm đến 1.5 năm

      44 triệu

      Niềng răng 3D clear từ 1.5 năm đến 2 năm

      58 triệu

      Niềng răng 3D clear trên 2 năm

      72 triệu

      2. Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP.HCM:

        Địa chỉ: Số 263 - 265 Trần Hưng Đạo, Phường Cô Giang, Quận 1, TP.HCM

      • Khám từ Thứ 2 - sáng Chủ nhật

      Bảng giá niềng răng Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP.HCM

      Niềng răng mắc cài tự buộc thép cho trẻ em

      36 triệu

      Niềng răng mắc cài tự buộc sứ cho trẻ em

      50 triệu

      Niềng răng mắc cài tự buộc thép cho người lớn

      40 triệu

      Niềng răng mắc cài tự buộc sứ cho người lớn

      57 triệu

      Niềng răng mắc cài mặt lưỡi

      125 - 150 triệu

      VIII. Niềng răng hô

      1. Vì sao nên niềng răng hô?

      Răng hô (hay còn gọi là răng vẩu) là tình trạng răng, xương hoặc cả 2 nhô ra phía trước gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt. Có 2 tình trạng răng hô phổ biến:

        Hô do xương: Đây là tình trạng xương hàm trên nhô ra phía trước hoặc xương hàm dưới lùi sau so với tiêu chuẩn thẩm mỹ.

      • Hô do răng: Đây là tình trạng răng chìa ra trước. Thông thường, khoảng cách răng hàm trên chìa ra so với hàm dưới trung bình khoảng 2 - 3mm. Vì vậy, nếu độ chìa lớn hơn 3mm thì sẽ được tính là hô do răng.

      Niềng răng hô là giải pháp được áp dụng cho những người bị răng hô hay răng vẩu

        2. Răng hô ảnh hưởng gì đến chất lượng sống?

        Ngoài gây mất thẩm mỹ, răng hô còn tồn tại một số vấn đề về chức năng sau:

          Dễ dẫn đến tình trạng gãy răng khi có chấn thương nặng.

        • Giảm hiệu quả nhai do khớp cắn lệch.

        • Gây tình trạng sưng lợi mặt trong hàm trên do răng cửa hàm dưới thường cắn vào mặt trong các răng cửa hàm trên.

        • Khó khép kín miệng nên môi trên và môi dưới thường gồng làm nhăn vùng cằm.

        3. Niềng răng hô mất bao lâu?

        Thời gian niềng răng hô thường lâu hơn các kiểu lệch lạc khớp cắn khác do thường phải kéo cả khối răng xương ổ phía trước lùi sau.

        Giải đáp tất tần tật các thắc mắc liên quan đến niềng răng:

          Răng cấm không đủ chỗ mọc, em có nên niềng răng?


        AloBacsi tổng hợp

        Lần cập nhật cuối: 22:29 19/11/2021 GMT 7
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (https://alobacsi.com/nieng-rang-n419312.html)
Từ khóa: niềng răng

Chủ đề liên quan:

niềng răng

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY