Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Sợ không ai vỗ về rồi con sẽ quen việc bị cô lập trong cũi, mẹ bỉm chấp nhận đánh đổi để làm điều này cho con

Đó là những lời tâm sự của một bà mẹ chưa muốn con phải tự lập sớm trong giấc ngủ hàng ngày.

Việc nên cho bé ngủ cùng mẹ hay để con tự ngủ vẫn là câu hỏi khiến nhiều bà mẹ cảm thấy băn khoăn. Nhiều người cho rằng nếu muốn rèn con thì giai đoạn tốt nhất để bắt đầu chính là lúc bé vừa chào đời. Bởi sau một thời gian được mẹ ôm ấp, bế bồng, con sẽ quen và việc rèn bé vào nếp khó khăn hơn rất nhiều.

Tuy nhiên mới đây, chị Ngô Thùy My (đến từ Biên Hòa, Đồng Nai) đã có những chia sẻ xung quanh việc có nên cho bé ngủ tự lập từ sớm. Lời tâm sự này nhận được rất nhiều đồng cảm của các mẹ bỉm sữa.

"Tự lập sớm có phải là chân ái? Đối với mẹ, những lúc được ôm con vào lòng để da kề da và ti bầu sữa mẹ thơm ngon ấm nóng mới là điều thiêng liêng tuyệt vời nhất. Em bé của mẹ 5 tháng rồi mà hàng đêm mẹ vẫn ôm em ngủ, để em rúc vào ngực vào lòng mẹ hít hà nghe hơi.

Mẹ đọc được ở đâu đấy có câu: "Tôi bước chân vào mái ấm có rất nhiều những chiếc cũi san sát nhau, toàn các trẻ sơ sinh, mà điều lạ kì là không có 1 tiếng khóc. Bởi vì đơn giản rằng các em không có bất kì ai vỗ về khi các em giật mình tay giơ lên và khóc, dần dần rồi sẽ quen với việc bị cô lập trong khung cũi".

Mẹ đã khóc, đã rơi những giọt nước mắt vì thương các bạn không may mắn đó. Vì thế mẹ chấp nhận việc mất ngủ hàng đêm, chấp nhận đánh đổi sức khoẻ và sắc vóc để cho em những cái ôm ấm áp nhất, vì mẹ muốn em được nuôi nấng bằng tình yêu thương", chị My tâm sự.

Con gái đầu lòng của chị My. Theo quan điểm của bà mẹ 1 con, chị cho rằng việc tự lập sớm là chưa cần thiết. Thế nên, chị My chấp nhận đánh đổi sức khỏe, thời gian và giấc ngủ để dành cho con những điều tốt nhất.

Vì mong con sẽ được tận hưởng những điều tốt nhất nên chị my đã cố gắng cho con ngủ cùng mỗi ngày. đổi lại, mẹ sẽ có những lúc mất ngủ vì con ọ ọe, đòi bế nhưng với bà mẹ trẻ, điều đó không quan trọng bằng con sẽ cảm nhận được tình yêu thương của mẹ và có giấc ngủ trọn vẹn hơn.

Những chia sẻ của bà mẹ 1 con đã nhận được nhiều đồng cảm của các mẹ bỉm. Mọi người cho rằng, tuổi thơ của con chỉ có một lần, việc cho bé tự lập quá sớm chưa hẳn đã là cần thiết. Con mới làm quen với môi trường mới và hay quấy vì đã quen hơi ấm của mẹ từ trong bụng, thế nên việc ngủ với con sẽ giúp bé cảm thấy yên tâm, dễ chịu hơn. Đồng thời ngủ cùng mẹ sẽ giúp trí não bé phát triển tốt hơn, tăng thêm mối liên kết giữa hai mẹ con.

Chia sẻ thêm về con gái của mình, chị My cho biết hiện tại bé có lịch trình sinh hoạt khá ổn định. Con ăn ngủ theo nhu cầu, mẹ đáp ứng theo nhưng mọi thứ vẫn rất ổn.

"theo quan điểm của bản thân, nếu rèn bé từ nhỏ thì có lẽ con sẽ có được thời gian biểu tốt hơn, từ đó mẹ cũng có thêm thời gian cho mình. tuy nhiên, mỗi em bé sẽ có sự khác nhau và các mẹ cũng sẽ có lựa chọn tốt và phù hợp nhất cho con của mình. chỉ có mẹ là biết điều gì thích hợp nhất với con mà thôi.

Bé nhà mình hiện tại trộm vía ăn ngủ đều theo cữ rất rõ ràng. Đôi khi việc rèn con sẽ gây ra những áp lực và ức chế vô hình cho cả hai mẹ con. Thế nên mình thấy mọi thứ vẫn đang ổn. Tất nhiên, các mẹ hiện đại có những quan điểm và suy nghĩ riêng nên mình cũng hoàn toàn tôn trọng". chị My tâm sự thêm.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/so-khong-ai-vo-ve-roi-con-se-quen-viec-bi-co-lap-trong-cui-me-bim-chap-nhan-danh-doi-de-lam-dieu-nay-cho-con-20211205111741988.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án tiêm nhầm vắcxin khiến ba trẻ sơ sinh bị Tu vong xảy ra sáng 20/7/2013 tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hướng Hóa.
  • Viêm ruột hoại tử là một cấp cứu nội khoa và ngoại khoa đường tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh non tháng.
  • Thông thường, trẻ sơ sinh thường rụng rốn khi được 5 đến 7 ngày tuổi. Nếu chăm sóc rốn không tốt, có thể gây nhiễm trùng rốn.
  • Bốn tuần lễ đầu sau sinh là thời gian cần thiết để trẻ thực hiện những biến đổi S*nh l* thích nghi với cuộc sống bên ngoài tử cung.
  • Rốn trẻ sơ sinh thường rụng sau sinh 5-15 ngày (trung bình là 7 ngày). Các trường hợp rốn lâu rụng thường do dùng thường xuyên các chất sát trùng, do mắc một số bệnh ở rốn hoặc do nhiễm khuẩn.
  • Đối với trẻ không nghe được, nếu không can thiệp kịp thời sẽ không nói được (điếc câm), trong khi thực chất bộ phận phát âm hoàn toàn bình thường.
  • Cháu bé Đinh Văn Rể ở tỉnh Quảng Ngãi đã 5 tuổi nhưng chỉ nặng 3 kg và cao 50 cm, yếu ớt chẳng khác trẻ mới sinh ra.
  • Thận ứ nước là một tình trạng bệnh lý bẩm sinh gây ra do sự hẹp hay tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY