Tại công văn hỏa tốc gửi các địa phương ngày 10/7, bộ y tế cho biết lý do sốt xuất huyết tăng mạnh là thời tiết thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển. tại các gia đình, nhiều ổ bọ gậy (loăng quăng) không được xử lý, chỉ số mật độ muỗi và bọ gậy vượt ngưỡng. một số nơi thiếu hóa chất, thiết bị, dịch truyền cao phân tử phục vụ điều trị và phòng sốt xuất huyết. nhân lực y tế dự phòng và điều trị chưa được tập huấn hoặc tập huấn lại về điều trị sốt xuất huyết do hai năm qua tập trung chống covid-19, đặc biệt ở cơ sở y tế tư nhân.
Trong bối cảnh covid-19 diễn biến phức tạp, trong nước xuất hiện biến thể phụ ba.4 và ba.5 và người dân chủ quan phòng dịch, bộ y tế dự báo ca mắc sốt xuất huyết và covid-19 tiếp tục tăng thời gian tới, dịch bệnh có thể bùng phát diện rộng.
Bác sĩ tại tp hcm điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết nặng. ảnh: quỳnh trần
Do đó, Bộ yêu cầu các tỉnh triển khai mạnh mẽ các chiến dịch vệ sinh môi trường, huy động toàn bộ người dân tham gia. Diệt bọ gậy ngay trong tháng 7 và duy trì tần suất diệt một lần một tuần tại các khu vực có nguy cơ cao, hai lần một tuần ở nơi có chỉ số muỗi và bọ gậy cao và một tháng một lần với các khu vực còn lại.
Bộ Y tế thống kê đến ngày 4/7, toàn quốc ghi nhận 92.000 ca mắc sốt xuất huyết, 36 ca T* vong. Số mắc liên tục tăng cao, tập trung chỉ yếu tại miền Nam và một số tỉnh, thành khu vực miền Trung.
Tại TPHCM, hàng năm, địa phương ghi nhận hàng chục nghìn ca sốt xuất huyết, trong đó khoảng 5-10 trường hợp T* vong. Riêng năm nay, thành phố ghi nhận hơn 23.000 ca kể từ đầu năm, trong đó đã có 11 người T* vong, tăng 9 ca so với trung bình giai đoạn 2016-2020. Nhiều bệnh viện tuyến cuối tại TP HCM quá tải, phải kê thêm giường ở hành lang vì bệnh nhân nặng dồn dập vào viện. Sở Y tế thành phố hôm 9/7 kêu gọi người dân cùng truy tìm ổ dịch sốt xuất huyết, phản ánh những nơi có nhiều muỗi, bọ gậy, nguy cơ tạo thành ổ dịch.
Chủ đề liên quan:
bộ y tế Bộ Y tế Chính sách sức khỏe phòng chống sốt xuất huyết sốt xuất huyết Sốt xuất huyết