Nhi Truyền nhiễm hôm nay

Bên cạnh chức năng chữa trị các bệnh lý nhi khoa do vi sinh vật gây ra như: vi khuẩn, virut, ký sinh trùng, nấm,... ; công tác khám chữa bệnh của Khoa Nhi Truyền còn bao gồm các kỹ thuật xử trí suy hô hấp như hút dịch đường thở, đặt nội khí quản; khám chữa và chăm sóc trẻ nhiễm HIV/AIDS, và tư vấn cho gia đình có trẻ mắc bệnh trên; cũng như thực hiện tiêm chủng vắc xin theo chương trình tiêm chủng mở rộng do Bộ Y Tế chỉ đạo. Các căn bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em và dễ hình thành dịch bệnh như: viêm não Nhật Bản, thuỷ đậu, sởi, ho gà, quai bị, viêm màng não nhiễm khuẩn, viêm màng não do virut, lao màng não, bạch hầu, uốn ván, nhiễm khuẩn huyết, viêm gan virut,...

Sử dụng vắc xin: Không chỉ riêng phòng bệnh truyền nhiễm

Sức khỏe Việt Nam - Trang thông tin chính thức của Bộ Y Tế/

Ngày nay, vai trò của vắc xin trong việc phòng chống bệnh truyền nhiễm đã được thừa nhận trên toàn thế giới. Đến nay đã có khoảng 30 bệnh truyền nhiễm có vắc xin phòng bệnh và khoảng 190 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đưa vắc xin vào sử dụng cho người dân. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, nếu tất cả các vắc xin sẵn có hiện nay đều được sử dụng rộng rãi trên thế giới với độ phủ trên 90%, dự kiến hàng năm chúng ta sẽ bảo vệ được thêm hai đến ba triệu trẻ em không Tu vong do những căn bệnh truyền nhiễm. Vắc xin đã thay đổi cơ cấu bệnh tật trên toàn thế giới.

Trong gần hai thập kỷ, tỷ lệ các ca tử vong liên quan đến bệnh truyền nhiễm, dinh dưỡng, mang thai và chu sinh đã giảm từ 29,4% (14,8 triệu ca) từ năm 2000 xuống còn 18,6% (10,39 triệu ca) vào năm 2017. Cũng với mốc thời gian đó, tỷ lệ tử vong do bệnh không lây nhiễm đã tăng từ 61,6% (31,14 triệu ca) lên đến 17,4% (41,04 triệu ca) và còn có xu hướng tăng cao hơn theo thời gian. Các bệnh không lây nhiễm chủ yếu là các bệnh liên quan đến tim mạch, ung thư, tiểu đường và hô hấp mãn tính.

Vắc xin giúp giảm nguy cơ mắc ung thư: Một điểm rất đáng chú ý là rất nhiều bệnh không lây nhiễm, bệnh mãn tính hoàn toàn có thể dự phòng được qua việc tiêm chủng vắc xin phòng bệnh. Theo thống kê của Liên minh Kiểm soát Ung thư thế giới (Union for International Cancer Control – UICC), vắc xin giúp ngăn chặn hàng triệu ca tử vong sớm bằng cách ngăn ngừa nhiễm vi rút Viêm gan B và vi rút HPV gây u nhú ở người, nguyên nhân chính gây nên hai bệnh ung thư hàng đầu ở các nước đang phát triển. Theo tổ chức Y tế thế giới, trong số gần 800.000 người ch*t do ung thư gan mỗi năm, có đến 60% có nguyên nhân do nhiễm viêm gan vi rút (43% VGB và 17% VGC). Trong khi đó, vi rút HPV là nguyên nhân gây ra từ 70 - 80% ca ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Hai tác nhân này hoàn toàn có thể dự phòng qua việc tiêm chủng vắc xin phòng bệnh, đặc biệt vắc xin viêm gan B đã và luôn sẵn có trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Ngoài ra có rất nhiều căn nguyên gây ra các bệnh mãn tính khác có liên quan nhất định đến các yếu tố nguy cơ có thể phòng ngừa được bằng vắc xin như lao, phế cầu, não mô cầu, Hib… Tiêm chủng cũng là một phần chiến lược để giảm thiểu gánh nặng do bệnh không lây nhiễm trong tương lai.

Sử dụng vắc xin để phòng bệnh truyền nhiễm và giảm nguy cơ ung thư

Nguồn: Sở Y tế Nam Định

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5d7aeb2c33308550b7219252)

Tin cùng nội dung

  • Điều khoản và điều kiện sử dụng trang web Mạng y tế (mangyte.vn). Bao gồm: từ chối trách nhiệm, những lợi ích bên ngoài, chính sách bảo mật, sự đảm bảo và giới hạn trách nhiệm.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Trong quá trình điều trị, trẻ em mắc bệnh ung thư thường phải dùng steroid như: prednisone hoặc dexamethasone. Trẻ em dùng steroid thường cảm thấy đói vào mọi lúc và có thể tăng cân.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
  • Vắc xin sởi giúp ngăn ngừa bệnh sởi trước bệnh. Có tác dụng trị bệnh cho trẻ bị sởi nhưng không hết hoàn toàn trong 1 liều.
  • Chỉ cho trẻ uống kháng sinh khi bé thực sự bị nhiễm trùng do vi khuẩn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY