Ngoại Thần kinh hôm nay

Khoa Ngoại thần kinh còn gọi là khoa phẫu thuật thần kinh, giữ chức năng điều trị các bệnh lý liên quan đến yếu tố thần kinh bằng các phương pháp ngoại khoa, bao gồm phẫu thuật nội soi, vi phẫu thuật, can thiệp nội mạch, phẫu thuật tạo hình, mổ và cấy ghép. Các bệnh lý thường gặp của khoa Ngoại thần kinh như: u não, não úng thủy, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý về chấn thương sọ não, đau dây thần kinh, dị dạng động tĩnh mạch, lún cột sống, ghép xương điều trị lao cột sống, dị dạng mạch máu não, khuyết sọ, túi phình mạch máu não, u dây thần kinh ngoại biên,...

Sự hiệu quả trong xử lý rối loạn thần kinh tim bằng Đông y

Bản chất của rối loạn thần kinh tim là rối loạn lo âu. Căn bệnh không hề có tổn thương thực thể tại tim, nhưng các dấu hiệu triệu chứng lại tương tự như ở người mắc bệnh tim thực sự. Do vậy, kết hợp đông y trong điều trị rối loạn thần kinh tim sẽ mang lại hiệu quả tích cực, giúp giải tỏa nỗi lo lắng về “căn bệnh giả vờ” và cải thiện chất lượng sống cho người bệnh. Vậy tại sao Đông Y lại có thể mang lại hiệu quả như vậy?

Điều trị rối loạn thần kinh tim bằng đông y có thể mang lại hiệu quả bền vững (ảnh minh hoạ)

Rối loạn thần kinh tim hay còn gọi là rối loạn thần kinh thực vật, cường giao cảm. Bệnh thường xảy ra sau các chấn thương tâm lý, mất ngủ kéo dài, mắc một số bệnh mạn tính hay lo lắng, căng thẳng quá mức (stress). Mặc dù không phải bệnh tim thực sự, nhưng người bệnh vẫn có các triệu chứng tim đập nhanh hồi hộp, đánh trống ngực, khó thở, mệt mỏi, đau ngực, thở hụt hơi, lo âu, mệt mỏi, mất ngủ, đổ mồ hôi vùng đầu cổ… tương tự như những người mắc bệnh tim khác.

Khó khăn lớn nhất trong điều trị chính là người bệnh nhận thức chưa đúng về bệnh. Họ luôn cảm thấy tim mình có vấn đề và nghi ngờ các chẩn đoán của bác sĩ. Khi đó việc điều trị dễ bị đi vào ngõ cụt.

Người bệnh khó thay đổi thói quen lối sống theo chiều hướng tích cực như giữ tâm lý ổn định, tránh căng thẳng, tránh các chất kích thích hay duy trì tập thể dục. Nếu thực hiện được tất cả sự thay đổi này sẽ góp phần đáng kể trong việc ổn định nhịp tim, giúp người bệnh thích ứng dễ dàng hơn với căng thẳng, stress. Thế nhưng, ở người bị tim, họ hay lo lắng và khó thích ứng với sự thay đổi đột ngột nên điều chỉnh sẽ rất khó khăn và cần nhiều thời gian. Thậm chí, đối với một số trường hợp, việc thay đổi lối sống là bất khả thi.

Nhóm Thu*c chẹn beta được sử dụng khá phổ biến trong điều trị nhờ khả năng thư giãn mạch máu, ức chế quá trình tự vệ quá mức của thần kinh giao cảm nên giúp giảm nhịp tim, giảm hồi hộp. Tuy nhiên, điểm bất lợi là có thể gây hạ nhịp tim quá mức, đôi khi chúng lại là tác nhân gây loạn nhịp, nhất là khi người bệnh ngưng sử dụng đột ngột.

Lợi thế của đông y trong xử lý rối loạn thần kinh tim

Với những căn bệnh tại tâm như rối loạn thần kinh tim, việc tận dụng thế mạnh của Đông y như an thần, trấn tĩnh, giải lo lâu sẽ tác động tích cực để cải thiện tâm trạng của người bệnh. Từ đó, giúp cơ thể tự điều chỉnh và cân bằng lại các rối loạn thần kinh tim, tăng cảm xúc tích cực và triệt tiêu dần cảm xúc tiêu cực và giải phóng người bệnh khỏi lo âu quá mức. Đồng thời giúp giảm nhịp tim và giảm các triệu chứng khó chịu do gây ra.

Một số vị dược liệu đông y được sử dụng phổ biến ở nước ta và các nước châu Á giúp an thần, trấn tĩnh, ổn định nhịp tim. Trong đó, nhất phải kể đến Khổ sâm, Đan sâm, Hoàng đằng...:

: Có tác dụng làm giảm nhịp tim và nhiều tác dụng khác trên tim mạch như ngăn ngừa xơ vữa mạch.

: Giúp giãn mạch, tăng cường lưu thông ra vào tim nên làm giảm nhịp tim và bảo vệ cơ tim khỏi các biến chứng do nhịp tim gây ra.

● làm giảm nhịp tim với nhiều cơ chế và đáp ứng tốt với tất cả các rối loạn nhịp tim do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó đặc biệt hiệu quả với tim

Khổ sâm giúp ổn định nhịp tim lâu dài và hiệu quả (ảnh minh hoạ)

Đặc biệt, các hoạt chất sinh học trong Khổ sâm như Matrine, Oxymatrine, Kurarinone có tác dụng tích cực trong điều trị nhờ các khả năng:

● Ổn định tính dẫn truyền tim, ổn định quá trình dẫn truyền xung động trong tim nhờ điều hòa nồng độ các ion tạo ra điện thế trong tim.

● Giảm tính kích thích cơ tim, nên làm giảm tần suất xuất hiện các cơn nhịp tim nhanh do tim.

● Làm thư giãn mạch máu nhờ ức chế giải phóng chất gây co mạch tăng nhịp tim, nên giảm nhịp tim, giảm tình trạng lo lắng căng thẳng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/su-hieu-qua-trong-xu-ly-roi-loan-than-kinh-tim-bang-dong-y-n159451.html)

Tin cùng nội dung

  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
  • Đông y sử dụng các loại thảo mộc để điều trị bệnh. Vậy thì, dựa vào những nguyên tắc gì để điều trị bệnh trong đông y
  • Đông y cho rằng nhờ vào tính vị khác nhau nên mỗi vị Thuốc có tác dụng khác nhau. Bất kì loại nguyên liệu nào đều có thể trở thành một vị Thuốc đông y.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY