Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Tác hại khôn lường của nho khô với trẻ em

Quả nho được tôn sùng với vô vàn tác dụng tốt cho sức khỏe những nho khô lại đang là thủ phạm khiến nhiều trẻ em gặp vấn đề rắc rối khác.

Quả nho được tôn sùng với vô vàn tác dụng tốt cho sức khỏe những nho khô lại đang là thủ phạm khiến nhiều trẻ em gặp vấn đề rắc rối khác.

Mới đây, một quan chức phụ trách về thực phẩm của chính phủ Anh cảnh báo rằng nho khô đang gây hại cho trẻ em không kém gì chocolate.

Còn theo ông Henry Dimbleby, nhà sáng lập chuỗi nhà hàng Leon, thì khẳng định: "Một số thực phẩm có bao bì quảng cáo là lành mạnh nhưng có thể gây hại cho bạn giống như chocolate thanh của nhãn hiệu Mars."

Tác hại khôn lường của nho khô với trẻ em - Ảnh 1

Hai tác hại rõ ràng nhất của nho kho là gây sâu răng và béo phì.

Nha sỹ Saara Sabir trả lời phỏng vấn của Mirror Online cũng nói: "Nho khô và các loại trái cây khô là một vấn đề lớn. Nhiều bậc phụ huynh nghĩ chúng là lựa chọn tốt do có chứa nhiều vitamin. Tuy nhiên, lượng đường có trong đó là cực hại với răng trẻ em".

Theo các nha sĩ, tổng lượng đường mà mỗi đứa trẻ từ 4-6 tuổi nên tiếp nhận mỗi ngày từ tất cả các loại thức ăn và thức uống không được vượt quá 19gr (tương đương 5 muỗng cà phê); với trẻ 7-10 tuổi, lượng này không được vượt quá 24gr (tương đương 6 muỗng cà phê); và trẻ từ 11 tuổi trở lên là 30gr (tương đương 7 muỗng cà phê). Và mọi người hẳn sẽ rất sốc khi biết rằng trong 1 hộp nho khô nhỏ khoảng 43gr đã chứa già nửa, đến tận 25gr, là đường!

Tiếp nhận lượng đường lớn không chỉ ảnh hưởng đến hành vi, khiến bé bị “tăng đường” ngay tức thời mà lâu dài còn khiến bé dễ bị béo phì, mắc đủ loại bệnh tật, và cả sâu hết hàm răng. Nho khô và các loại trái cây khô khác còn đặc biệt hại ở chỗ dính răng, khiến cho vi khuẩn được cung cấp đường lâu hơn và có thể dẫn đến tình trạng sâu răng.

Tác hại khôn lường của nho khô với trẻ em - Ảnh 2

Không chỉ nho mà các loại trái cây khô khác đều nhiều đường và gây hại cho răng của trẻ.

Tuy nhiên, so với kẹo thì lượng đường trong nho kho vẫn có vẻ "khiêm tốn" hơn chút ít nên nha sĩ khuyên các bậc cha mẹ chỉ nên cho con ăn với số lượng vừa phải và không thường xuyên sau bữa ăn chính như món tráng miệng thay vì làm món ăn vặt.

"Thay vì nho khô, bạn có thể chọn cho bữa xế của con các loại trái cây tươi, hoặc các loại bánh có thể trung hòa tính axit trong miệng như bánh mỳ cây", chuyên gia răng miệng Saara nói.

Minh Khôi (T/h)

Mạng Y Tế
Nguồn: Đời sống pháp luật (https://www.doisongphapluat.com/doi-song/suc-khoe-lam-dep/tac-hai-khon-luong-cua-nho-kho-voi-tre-em-a333181.html)

Chủ đề liên quan:

béo phì nho khô sâu răng tác hại trẻ em

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Sâu răng, thường được gọi là “lỗ sâu”, bắt đầu từ men răng, lớp bảo vệ ngoài cùng của răng. Ở một số người, đặc biệt là người lớn tuổi, răng bị lộ ra khỏi nướu và sâu răng cũng có thể xuất hiện tại những vùng đó. Ngày nay, nhờ những tiến bộ khoa học mà sâu răng có thể được chữa trị và loại trừ.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY