Ngoại Tim mạch hôm nay

Phẫu thuật tim mạch là nhiệm vụ chính trong việc khám, điều trị và can thiệp tim mạch, lồng ngực và các mạch máu ngoại vi bằng phương pháp ngoại khoa như nội soi, mổ phanh truyền thống, phẫu thuật can thiệp. Khoa ngoại tim mạch chuyên về điều trị các bệnh lý ngoại khoa có liên quan đến vấn đề lồng ngực - tim mạch như tim bẩm sinh, suy tim, phình động mạch, tổn thương/chấn thương thành ngực, phổi và các cơ quan trong lồng ngực như: gãy xương sườn, xương ức, thủng thành ngực, tổn thương các cơ quan tim, phổi, mạch máu,...

Tác hại tim mạch do đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) có thể gây ra biến chứng trên nhiều cơ quan, Nhưng thường gặp, gây tốn kém và nghiêm trọng hơn hết là biến chứng tim mạch.

Thuật ngữ bệnh mạch máu ĐTĐ được dùng để mô tả các biến chứng tim mạch gây rado ĐTĐ. Vì các cơ quan và bộ phận trong cơ thể đều chứa nhiều mạch máu, cho nên tổn thương mạch máusẽ dẫn đến tổn thương các cơ quan này, chẳng hạn như: mắt, thận và thần kinh… chúng được gọi chunglà biến chứng mạn tính do ĐTĐ. Vì vậy, ở bệnh nhân ĐTĐ, phòng ngừa biến chứng tim mạch cũng sẽ giúpphòng ngừa biến chứng trên các cơ quan khác.

Có sự liên quan chặt chẽ giữa ĐTĐ và bệnh tim mạch. Tần suất bệnh tim mạch ởngười ĐTĐ cao gấp 2 - 4 lần so với người không bị ĐTĐ. Khoảng 2/3 số bệnh nhân ĐTĐ Tu vong là dobiến chứng tim mạch như nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Một dạng quan trọng khác của bệnh mạch máu ĐTĐlà tuần hoàn kém ở hai chân, làm tăng nguy cơ loét chân và bị cắt cụt. Hai biến chứng thường gặpkhác của ĐTĐ là bệnh thần kinh và bệnh thận ĐTĐ, nếu chúng xảy ra sẽ làm cho biến chứng tim mạchtrở nên nặng nề và nguy hiểm hơn.

Tại sao bệnh tim mạch lại thường gặp ở người bị ĐTĐ?

Có nhiều lý do:

ĐTĐ bởi chính bản thân nó hiện nay được xem là yếu tố nguy cơ mạnh nhất đốivới bệnh tim mạch.

Ngoài sự tăng đường huyết, còn có nhiều cơ chế khác cùng tham gia gây ra bệnhtim mạch. Một: các mạch máu ở bệnh nhân ĐTĐ trở nên nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn với các yếu tốnguy cơ gây bệnh như hút Thu*c lá, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, béo phì, ít vận động… và hơn 90%số bệnh nhân ĐTĐ có một hoặc nhiều các yếu tố nguy cơ kết hợp. Hai: các nghiên cứu mới đây còn chothấy bệnh nhân ĐTĐ có sự gia tăng tình trạng viêm của lớp nội mạc động mạch, đây là quá trình khởitạo những thay đổi mạch máu dẫn đến bệnh tim.

Bệnh ĐTĐ được đặc trưng bởi đường huyết tăng cao làm tổn hại các mạch máu,mạch máu càng nhỏ thì càng dễ bị tổn thương hơn. Lượng đường trong máu cao làm tăng lắng đọng chấtmỡ ở thành mạch và làm chậm dòng chảy của máu.

Theo thời gian, sự lắng đọng mỡ có thể phát triểnthành mảng xơ vữa và làm dày thành mạch máu. Những mảng bám ở thành mạch có thể vỡ ra, trôi dạt đếnnơi khác và gây tắc nghẽn phía hạ nguồn. Tại chỗ vỡ, các tế bào của hệ miễn dịch bắt đầu hoạt động,quá trình đông máu xuất hiện tạo ra cục máu đông, gây cản trở lưu thông máu hoặc tắc mạch đột ngột.

Tất cả điều này có thể mất nhiều năm để xảy ra hoặc bất kỳ khi nào biến chứng xuất hiện sẽ làm chobệnh nghiêm trọng thêm. Mặc dù bệnh ĐTĐ đóng một vai trò quan trọng, thiệt hại từ xơ cứng/ xơ vữađộng mạch còn có thể được gây ra bởi tình trạng huyết áp cao, rối loạn mỡ trong máu và do hút Thu*clá. Các yếu tố này đều có thể điều trị và phòng ngừa được.

Tổn thương mạch máu lớn và trung bình: gây xơ cứng và xơ vữa động mạch, có thểdẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ, loét chân và đoạn chi.

- Xơ cứng động mạch là thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng cứng hoặc mất tínhđàn hồi của thành mạch.

- Xơ vữa động mạch là tổn thương tiến triển của xơ cứng động mạch, do sự tíchtụ mảng bám trên thành động mạch, dẫn đến lưu lượng máu bị hạn chế. Mảng xơ vữa có thể vỡ ra, hìnhthành cục máu đông. Xơ vữa động mạch có thể ảnh hưởng đến bất kỳ mạch máu nào trong cơ thể.

Tổn thương mạch máu nhỏ: xảy ra ởcác nhánh của động mạch và các mạch máu nhỏ hơn. Các mạch máu nhỏ bị ảnh hưởng bởi bệnh ĐTĐ có thểlàm suy yếu thành mạch và làm cho chúng phình lên như quả bóng gọi là vi phình mạch. Thành củanhững mạch máu này sau đó bị rò rỉ, gây ra tắc nghẽn dòng chảy, làm giảm cung cấp oxy và chất dinhdưỡng đến các mô do mạch máu này chi phối, có thể dẫn đến tổn thương hoặc ch*t mô. Tình trạng nàycũng là yếu tố góp phần quan trọng trong các biến chứng kinh điển của bệnh ĐTĐ như: bệnh võng mạc,bệnh thận và thần kinh do ĐTĐ.

Một số bệnh tim mạch thường gặp do ĐTĐ

Các triệu chứng của bệnh tim mạch do ĐTĐ có thể không đặc hiệu và nhầm vớitriệu chứng của cơ quan khác là biến chứng gây ra do ĐTĐ.

Tùy theo mạch máu nào bị tổn thương, sẽ gây tác hại tại nơi mà mạch máu đó chiphối. Ba biểu hiện thường gặp trong biến chứng mạch máu ĐTĐ:

- Giảm cung cấp máu do lòng mạch bị hẹp từ từ. Có thể gây ra bệnh cơ tim thiếumáu cục bộ, thiểu năng tuần hoàn não…

- Tắc mạch hoàn toàn, thường xảy ra đột ngột, do vỡ mảng xơ vữa và hình thànhcục máu đông. Gây nhồi máu cơ tim, nhồi máu não…

- Vỡ mạch máu. Gây xuất huyết não, xuất huyết võng mạc…

Dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim:

- Cảm giác như bị đè, bị ép, bị đầy ở ngực hoặc đau ngực.

- Khó chịu ở một hoặc cả hai cánh tay, lưng, cổ, hàm hay vùng dưới mũi kiếmxương ức.

- Khó thở.

- Toát mồ hôi lạnh, buồn nôn hay chóng mặt.

Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ:

- Đột ngột tê hoặc yếu ở mặt, cánh tay hoặc chân, đặc biệt ở một bên của cơthể.

- Đột ngột lú lẫn, khó nói hoặc chậm hiểu.

- Đột ngột rối loạn thị lực ở một hoặc hai mắt.

- Đột ngột khó đi, chóng mặt, mất thăng bằng hoặc mất phối hợp động tác.

- Đột ngột nhức đầu dữ dội mà không rõ nguyên nhân.

Nếu bạn gặp những triệu chứng trên, gọi 115 ngay lập tức.

Các triệu chứng của bệnh động mạch ngoại vi:

- Đau hoặc cảm giác tê ở tứ chi, đau chân khi đi bộ hoặc hoạt động thể lực(khập khiễng).

- Khó thở.

- Vọp bẻ/mệt mỏi.

- Sưng mắt cá chân/chân.

- Đau bỏng, cảm giác ngứa ran, giảm hoặc không có cảm giác ở tứ chi.

- Da lạnh, sáng bóng, màu da vùng tổn thương bị trắng tái, tím, đen hoặcđỏ.

AloBacsi.vn
Theo BS.CK1. Nguyễn Thanh Hải - Sức khỏe & Đời sống
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/tac-hai-tim-mach-do-dai-thao-duong-n75969.html)

Tin cùng nội dung

  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte, thời gian gần đây tôi hay hồi hộp, cảm giác tim như có ai bóp nghẹt vậy. Tôi không biết mình bị bệnh gì nhưng BS trong công ty khuyên tôi nên khám tim. Mangyte giúp dùm tôi thông tin lấy số khám bệnh ở Viện tim và xin giới thiệu giúp vài phòng khám có BS chuyên khoa tim mạch. Trân trọng cảm ơn. Kính chúc Mangyte luôn phát triển và được bạn đọc yêu quý, tin tưởng như lâu nay. (Trường Bảo - TPHCM)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY