Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Tăng cường thu hẹp khoảng cách về tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em vùng núi, vùng khó khăn

MangYTe – Trong thời gian qua, tình trạng dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi đã có nhiều cải thiện. Dù vậy, tỷ lệ SDD thấp còi vẫn còn ở mức cao 22,4% năm 2019 và có sự chênh lệch giữa các vùng nhất là vùng núi, vùng khó khăn so với thành phố, đồng bằng.

Trong thời gian qua, việt nam đã đạt được những thành tựu đáng kể về cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm nhanh và bền vững. tỷ lệ suy dinh dưỡng (sdd) thể nhẹ cân giảm từ 14,1% năm 2005 xuống 12,2% năm 2019. mặc dù vậy, tỷ lệ sdd thấp còi vẫn còn ở mức cao 22,4% năm 2019 và có sự chênh lệch giữa các vùng nhất là vùng núi, vùng khó khăn so với thành phố, đồng bằng. tỷ lệ này ở miền núi phía bắc là 27,1% và tây nguyên là 29,8%.

Kon tum là một trong 4 tỉnh khó khăn của khu vực tây nguyên, nơi tỷ lệ sdd còn rất cao cả 2 chỉ số thể nhẹ cân là 22,9% và thấp còi là 33,4%. để thu hẹp khoảng cách về tỷ lệ sdd trẻ em ở miền núi, đặc biệt là kon tum, để trẻ em miền núi đỡ bị thiệt thòi so với các tỉnh có điều kiện kinh tế tốt hơn, trong những năm qua đảng và nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ các tỉnh miền núi và tây nguyên để phát triển triển kinh tế, xã hội và cải thiện tình trạng dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em.

Địa phương cũng đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như: tăng cường vai trò chỉ đạo của các cấp uỷ đảng và chính quyền các cấp; tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ban ngành, đoàn thể với ngành y tế trong việc tổ chức thực hiện các mục tiêu vì trẻ em nói chung và mục tiêu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi nói riêng. thực hiện xã hội hoá công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, chỉ đạo các sở, ban ngành liên quan triển khai các mô hình điểm xóa đói giảm nghèo bền vững, mô hình vac, hệ thống nước sạch... để tăng nguồn thực phẩm sẵn có tại hộ gia đình, đảm bảo an ninh lương thực cho người dân, đặc biệt vùng đồng bào dân tộc thiểu số. tăng cường những trường mầm non bán trú cho trẻ từ 3-5 tuổi tại các thôn, làng vùng sâu - vùng xa để có sự chăm sóc mang tính chất khoa học, có những bữa ăn đầy đủ và hợp lý về dinh dưỡng. tăng cường nguồn ngân sách địa phương để triển khai các hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em.

Trẻ được đo thước đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng. Ảnh XT

Mặc dù vậy, thời gian qua Kon Tum là một trong 6 tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề của tình trạng thiên tai, bão lũ tại khu vực miền Trung. Nhiều nơi bị ảnh hưởng trực tiếp, nhiều xã/thị trấn bị ngập hòn toàn trong thời gian dài đã gây ảnh hưởng lớn đến điều kiện sống, bữa ăn của người dân, đặc biệt là bữa ăn của bà mẹ và trẻ em. Những huyện chịu ảnh hưởng nhất là huyện Kon Rẫy, ĐăK Glei, Tu Mơ Rông, Sa Thầy và một số huyện khác cũng bị ảnh hương ít nhiều.

Để hạn chế ảnh hưởng của lũ lụt, thiên tai đến tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em, ngày 24/12/2020 được sự hỗ trợ của unicef, viện dinh dưỡng phối hợp với viện vệ sinh dịch tễ tây nguyên, trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh kon tum đã tổ chức lớp tập huấn "hưỡng dẫn triển khai hoạt động ứng phó khẩn cấp về dinh dưỡng" cho cán bộ y tế của 4 huyện với gần 100 cán bộ y tế địa phương tham dự để nâng cao kiến thức, kỹ thuật ứng phó khẩn cấp về dinh dưỡng cho các cán bộ làm công tác triển khai hoạt động này.

Các học viên được tập huấn nhiều kiến thức để triển khai ở địa phương. Ảnh XT

Ngay sau khi tham dự lớp tập huấn, nhiều kiến thức thiết thực được triển khai như: cán bộ trạm y tế xã tiến hành lập danh sách toàn bộ số trẻ từ 6 đến 59 tháng tuổi. việc sàng lọc số trẻ bị suy dinh dưỡng cấp tính bằng thước đo vòng cánh tay. sau khi sàng lọc, cán bộ y tế phân loại trẻ bị suy dinh dưỡng để đưa vào chương trình điều trị. tiêu chuẩn phân loại suy dinh dưỡng cấp tính: những trẻ bị sdd nặng cấp tính là trẻ có chu vi vòng cánh tay dưới 11.5 cm, chu vi vòng cánh tay từ 11.5cm đến dưới 12.5cm là trẻ bị sdd cấp tính vừa và chu vi vòng cánh tay từ 12.5 cm là trẻ bình thường.

Tiêu chuẩn để tham gia chương trình điều trị đối với hoạt động ứng phó khẩn cấp: Toàn bộ trẻ tại các huyện tham gia chương trình mà có chu vi vòng cánh tay dưới 11.5 cm thì đưa vào chương trình điều trị. Thời gian điều trị được xác định từ khi phát hiện trẻ SDD cấp tính đến khi thoát khỏi SDD (cân nặng tăng trở lại giới hạn bình thường). Trong thời gian thực hiện chương trình từ tháng 12/2020 đến tháng 4/2021, nếu phát hiện những trẻ bị SDD cấp tính mới sẽ được đưa vào điều trị.

Trẻ sdd cấp tính sẽ được cấp sản phẩm là ruft – bp 100 tại trạm y tế và được cán bộ y tế theo dõi, kiểm tra các dấu hiệu lâm sàng và dấu hiệu cải thiện tình trạng dinh dưỡng.

Ngoài điều trị phục hồi sdd nặng cấp tính cho trẻ từ 6-59 tháng tuổi, hoạt động này còn bổ sung đa vi chất cho trẻ từ 6-23 tháng tuổi có nguy cơ bị suy dinh dưỡng , thời gian bổ sung đa vi chất dinh dưỡng là 1 tháng, mỗi trẻ được cấp 40 gói đa vi chất, uống trong vòng từ 1-2 tháng. bổ sung đa vi chất cho tất cả phụ nữ đang mang thai, phụ nữ mới có thai đến sau sinh 1 tháng, với liều dung 1 viên/ngày.

Ths. Bs Nguyễn Văn Tiến

Trung tâm giáo dục truyền thông dinh dưỡng (viện dinh dưỡng quốc gia)

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/tang-cuong-thu-hep-khoang-cach-ve-ty-le-suy-dinh-duong-tre-em-vung-nui-vung-kho-khan-20201225093007585.htm)

Tin cùng nội dung

  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY