Cuộc họp được đánh giá là rất cần thiết để trao đổi, đánh giá và đề xuất định hướng, giải pháp toàn diện của ngành khoa học, công nghệ phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong trạng thái bình thường mới.
Theo báo cáo của Bộ KH và CN, gần hai năm qua, từ những ngày đầu xuất hiện dịch Covid-19, các nhà khoa học Việt Nam đã nỗ lực từ những ngày đầu, có đóng góp mang tính quyết định thành công trong phòng, chống dịch Covid-19. Các nhà khoa học Việt Nam vào cuộc kịp thời thực hiện phân lập, nuôi cấy thành công chủng mới của vi-rút corona, sau này gọi là SARS-CoV-2. Kết quả này giúp Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới phân lập, nuôi cấy thành công vi-rút SARS-CoV-2. Đây là dấu ấn đặc biệt quan trọng, tạo tiền đề cho việc nghiên cứu sản xuất bộ kit chẩn đoán, sản xuất vắc-xin và nghiên cứu sâu hơn về vi-rút.
Bộ sinh phẩm realtime RT-PCR cũng được Học viện Quân y phối hợp Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á nghiên cứu, sản xuất thành công sau một tháng. Đến nay, hàng triệu test đã được cung cấp cho hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước, góp phần đặc biệt quan trọng vào công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong các đợt dịch bùng phát vừa qua. Nhiều loại kit test nhanh cũng được nghiên cứu và sản xuất thành công sau đó. Vắc-xin phòng Covid-19 cũng đang được nghiên cứu, hiện vắc-xin Nanocovax do Công ty cổ phần Công nghệ sinh học Dược Nanogen nghiên cứu sản xuất đã được đánh giá giữa kỳ giai đoạn ba, đang trình Hội đồng cấp phép sử dụng khẩn cấp. Ở lĩnh vực Thu*c điều trị, cũng đã có sản phẩm của nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, hiện đang được nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2...
Thứ trưởng kh và cn bùi thế duy cho rằng, hiện nay, tỷ lệ người dân được tiêm vắc-xin phòng covid-19 ngày càng tăng, tuy nhiên do vi-rút thường xuyên biến đổi tạo ra các chủng mới có nguy cơ kháng lại vắc-xin, do vậy dịch bệnh luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát. giai đoạn tới ngành khoa học tập trung bảy hướng nghiên cứu, trong đó có vắc-xin và thu*c điều trị; hội chứng hậu covid; hỗ trợ hoàn thiện công nghệ máy thở ô-xy dòng cao (hfnc), hệ thống làm giàu ô-xy và khí nén sử dụng trong y tế di động; các phương pháp xét nghiệm mới phát hiện ncov qua mẫu bệnh phẩm là nước bọt, hơi thở, các nghiên cứu đánh giá tác động đến kinh tế và khuyến nghị các mô hình hoạt động giáo dục, y tế thích ứng trong giai đoạn mới.
Cụ thể, Việt Nam sẽ nghiên cứu sản xuất vắc-xin và Thu*c điều trị Covid-19, mục tiêu làm chủ được công nghệ sản xuất 15 loại vắc-xin và sản xuất được ít nhất năm loại vắc-xin, trong đó ưu tiên các loại vắc-xin: Covid-19, ung thư; vắc-xin phối hợp nhiều thành phần. Các nghiên cứu sản xuất kit định lượng và khả năng trung hòa của kháng thể kháng vi-rút SARS-CoV-2 cũng được triển khai…
Đóng góp ý kiến với Chính phủ, ông Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho rằng, dịch Covid-19 sẽ còn kéo dài cho nên việc thích ứng, sống chung với dịch, thiết lập trạng thái bình thường mới là cần thiết. Theo đó, mỗi khu vực, mỗi vùng phải áp dụng các biện pháp khác nhau. Vắc-xin chỉ làm giảm triệu chứng cho người mắc, khả năng lây nhiễm vẫn còn. Ông nhấn mạnh, với những người đã tiêm vắc-xin vẫn cần bảo đảm công tác phòng dịch. Việc xét nghiệm cũng cần tập trung vào người ho, sốt, lái xe, người có dịch tễ phức tạp thay vì xét nghiệm ồ ạt... gây lãng phí.
Cán bộ y tế tư vấn sức khỏe cho người nhiễm Covid-19 điều trị tại nhà trên địa bàn phường Tân Hưng (quận 7, TP Hồ Chí Minh). Ảnh: BẢO DUY
Pgs, ts nguyễn viết nhung, giám đốc bệnh viện phổi t.ư cho rằng: bình thường mới không có nghĩa để dịch phát triển tự do. để sống chung với dịch bệnh, cần hệ thống giám sát dịch đủ mạnh, phát hiện sớm, truy vết, khoanh vùng, dập từng ổ dịch ngay lập tức và hệ thống điều trị ứng phó phù hợp. để làm được điều này, pgs, ts nguyễn viết nhung đề xuất một chương trình chiến lược tổng thể quốc gia về covid-19 gồm nghiên cứu cơ bản, dịch tễ, xét nghiệm, vắc-xin, các dữ liệu lâm sàng, phác đồ điều trị, phát triển thu*c, trang thiết bị y tế...
Gs, ts đỗ quyết, giám đốc học viện quân y mong muốn các ngành mở rộng hình thức đặt hàng các cơ sở nghiên cứu. từ đó, các nhà khoa học sẽ tập trung giải quyết. để thích ứng an toàn, kiểm soát dịch, gs, ts đỗ quyết đề xuất, ngay lúc này cần xây dựng kế hoạch ngắn hạn và dài hạn để ứng phó với covid-19. ngắn hạn, trong lúc dịch tạm yên ắng, cần tăng cường y tế cơ sở ngay, rà soát lại hệ thống. trong vòng ba tháng, từ mạng lưới y tế cấp tỉnh, phối hợp giữa y tá, y sĩ, người dân, xây dựng thành tổ, đội nhóm từ dưới lên, từ trên xuống. khi xong, nếu xuất hiện các biến thể vi-rút khác, cùng với triển khai vắc-xin thì đã có hệ thống ứng phó từ cấp cơ sở làm tốt ngay lúc ban đầu. chung quan điểm về đặt hàng nghiên cứu, gs, viện sĩ châu văn minh, chủ tịch viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam mong muốn nhận được đặt hàng từ bộ y tế. ông cho rằng, khi đó các nhà khoa học sẽ biết rõ bộ y tế đang cần gì để lực lượng nghiên cứu sẵn sàng chia sẻ. cách này cũng là để các đơn vị nghiên cứu tránh được tình trạng nghiên cứu chồng chéo, gây lãng phí nguồn lực.
Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn đề xuất Chính phủ xem xét bổ sung ngân sách cho khoa học và công nghệ ngành y tế, đặc biệt là các nghiên cứu phục vụ phòng, chống Covid-19. Cần xây dựng Trung tâm an toàn sinh học cấp III, cấp IV đầy đủ, phục vụ thực hiện các hoạt động thực nghiệm và thử nghiệm lâm sàng, đáp ứng cho các nghiên cứu.
Từ thực tế dịch Covid-19 đã tác động trực tiếp đến nhiều lĩnh vực như kinh tế, xã hội, chính trị, ngoại giao ở quy mô toàn cầu..., Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giao các cơ quan nghiên cứu khẩn trương đánh giá tác động toàn diện của dịch Covid-19 từ y tế, sức khỏe, kinh tế, xã hội, tâm lý xã hội, giáo dục đến quản lý, điều hành, vận hành một đất nước, một cơ quan, một nhà máy xí nghiệp, đưa ra dự báo xu thế tương lai. Bộ KH và CN cần duy trì cơ chế mở để giao nhiệm vụ KH và CN mới ngay khi có yêu cầu từ thực tế. Mặt khác, các bộ, ngành cần phối hợp chặt chẽ trong thử nghiệm lâm sàng, cấp phép lưu hành, sử dụng các loại vắc-xin, Thu*c, sinh phẩm, trang thiết bị điều trị…
Phó thủ tướng đề nghị bộ y tế, bộ kh và cn khẩn trương xây dựng kế hoạch nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở để sẵn sàng ứng phó dịch covid-19 với bất kỳ biến chủng nào hoặc dịch bệnh khác lây nhiễm qua đường hô hấp trong tình huống khác nhau từ mức độ bình thường đến sự cố y tế công cộng nghiêm trọng, thậm chí tới mức thảm họa. việc nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở phải kế thừa, kết hợp được những lợi thế hiện nay, lực lượng y tế tại chỗ (bao gồm y, bác sĩ nghỉ hưu, sinh viên trường y, quân y, dân y), ứng dụng công nghệ và một số biện pháp khác để giám sát dịch bệnh tốt hơn trong thời gian tới.
Phó Thủ tướng mong muốn các nghiên cứu của giới khoa học nước nhà đặt trong tổng thể chung của thế giới cũng như điều kiện kinh tế, xã hội Việt Nam, đề ra những khuyến nghị lớn để thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh, không làm mất đi những cơ hội phát triển ■
Chủ đề liên quan:
dịch bện dịch bệnh dịch bệnh c năng lực năng lực ứng phó ứng phó ứng phó dịch ứng phó dịch bệnh y tế cơ s y tế cơ sở