Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Tăng sức đề kháng cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi

Trẻ suy dinh dưỡng thấp còi thường có hệ tiêu hóa không khỏe khiến sức đề kháng giảm, cần bổ sung thêm lợi khuẩn, đạm, chất xơ… qua chế độ ăn.

Các chuyên gia khuyến cáo, bố mẹ cần chủ động tăng đề kháng cho trẻ trước tình hình dịch bệnh, nhất là trẻ suy dinh dưỡng thấp còi có sức đề kháng yếu hơn trẻ bình thường. Hệ miễn dịch khỏe mạnh, sức đề kháng được nâng cao giúp cơ thể phòng chống bệnh vặt, cảm cúm, viêm đường hô hấp và các bệnh nhiễm trùng.

Suy dinh dưỡng thấp còi làm suy giảm đề kháng

Bác sĩ, Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hưng, Trưởng khoa Khám Tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, suy dinh dưỡng là nguyên nhân phổ biến gây suy giảm miễn dịch. Trẻ có hệ tiêu hóa không tốt sẽ khó cung cấp đầy đủ, hợp lý các dưỡng chất cho cơ thể, không hỗ trợ cho hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả. Đây là lý do vì sao trẻ suy dinh dưỡng thấp còi dễ mắc bệnh, nếu đã mắc thì thời gian hồi phục kéo dài hơn so với trẻ bình thường. 

Đường tiêu hóa khỏe rất quan trọng trong năm năm đầu đời. Khoảng 70-80%, mô, tế bào bạch huyết nằm ở biểu mô đường tiêu hóa và có đến hàng trăm tỷ vi sinh vật sống trong đường ruột của trẻ gồm lợi khuẩn (probiotics) và hại khuẩn.

Nếu lợi khuẩn chiếm tỷ lệ hợp lý, hệ vi sinh đường ruột của trẻ được cân bằng. Lợi khuẩn cạnh tranh nguồn dưỡng chất làm cho hại khuẩn khó sinh sản, phát triển; giúp lên men và chuyển hóa chất xơ tiêu hóa thành dưỡng chất có lợi cho cơ thể, đồng thời làm mềm, xốp và tăng thể tích phân. Cơ chế hoạt động của bộ đôi lợi khuẩn - chất xơ tiêu hóa giúp cơ thể phòng tránh táo bón, tiêu chảy, viêm ruột cấp - mạn tính, nhiễm trùng, dị ứng...

Khi hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng, vi khuẩn có hại tăng sinh, xâm lấn, xâm nhập và thải độc tố... gây hại cho đường ruột và các cơ quan khác, khiến sức đề kháng suy giảm. Trẻ thường mắc các bệnh vặt, nhiễm trùng... nhất là các bệnh nhiễm trùng tiêu hóa, hô hấp - một trong những nguyên nhân khiến trẻ suy dinh dưỡng thường bị tiêu chảy, táo bón, biếng ăn, dẫn đến thấp bé, còi xương.

Nếu trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, đừng cố ép trẻ ăn nhiều mà nên bắt đầu giúp hệ tiêu hóa của trẻ làm việc tốt. Nhờ đó, trẻ có thể tăng đề kháng và phòng tránh bệnh dịch, hấp thụ tốt hơn chất dinh dưỡng, phục hồi nhanh tình trạng suy dinh dưỡng.

Dinh dưỡng hợp lý giúp tăng đề kháng

Để tăng đề kháng cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, mẹ có thể cho trẻ dùng thực phẩm, sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt có bổ sung các dưỡng chất như:

Lợi khuẩn

Mỗi ngày, trẻ cần bổ sung lợi khuẩn qua thực phẩm lên men, sữa, sữa chua... để cân bằng hệ vi sinh đường ruột, duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Trong các loại lợi khuẩn, lợi khuẩn Bifidobacterium (BB-12)giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng, giảm mắc bệnh tiêu chảy và dị ứng, cho hệ tiêu hóa khỏe. Lợi ích BB-12 được chứng minh qua hơn 300 nghiên cứu lâm sàng và được Cục Quản lý Dược - Thực phẩm của Mỹ (FDA) cho phép sử dụng trong sản phẩm dinh dưỡng trẻ em.

Chất xơ

Chế độ ăn của trẻ suy dinh dưỡng thấp còi cần bổ sung thêm chất xơ tiêu hóa, nhất là chất xơ hòa tan FOS. FOS giúp giảm táo bón bằng cách kích thích tăng nhu động ruột, tăng độ mềm, xốp và tăng thể tích của phân, cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa. FOS và BB12 là bộ đôi "chiến binh" bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi. Khi tiêu hóa khỏe, trẻ ăn ngon, hấp thu tốt dưỡng chất giúp cải thiện thể trạng. Chất xơ có nhiều trong rau quả như chuối, atiso... và thực phẩm, sữa được bổ sung FOS.

Vitamin C, D

Vì dịch bệnh, trẻ không được ra ngoài tắm nắng, vui chơi nên có thể thiếu vitamin D tự nhiên tự tổng hợp, cần thiết cho việc hấp thu, vận chuyển và chuyển hóa canxi để hỗ trợ phát triển xương, chiều cao. Vitamin C cũng cần thiết, hỗ trợ chống viêm nhiễm, tăng cường chức năng cho hệ miễn dịch. Mẹ nên bổ sung đúng, đủ các loại vitamin này cho trẻ qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Đạm

Bác sĩ Hưng chia sẻ thêm, trẻ suy dinh dưỡng thấp còi cần bổ sung đủ đạm theo nhu cầu khuyến nghị, có những giai đoạn có thể cung cấp nhiều hơn. Thiếu hụt đạm dẫn đến cơ thể chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng trầm trọng hơn, rối loạn nhiều cơ quan, trong đó có hệ nội tiết, miễn dịch...; góp phần làm tăng tần suất nhiễm trùng, kéo dài thời gian mắc bệnh. Đạm quan trọng với trẻ suy dinh dưỡng, nhất là đạm whey dễ tiêu hóa hấp thu, đạm whey giàu alpha-lactalbumin giúp trẻ tăng cân.

Nếu bé đã cai sữa mẹ hay tình huống bất khả kháng mà không thể bú mẹ đủ, có thể bổ sung sản phẩm chuyên biệt dành cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi. Sữa bột và sữa uống dinh dưỡng có thành phần dưỡng chất hợp lý - khoa học sẽ giúp trẻ hấp thu tốt, tăng cân hiệu quả hơn, bắt kịp đà tăng trưởng.

Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã tiến hành nghiên cứu lâm sàng về "Hiệu quả của bổ sung Dielac Grow Plus lên tình trạng dinh dưỡng, vi chất, tiêu hóa và nhiễm khuẩn hô hấp của trẻ 2-5 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi tại Tuyên Quang" vào năm 2015-2016, thực hiện trên 200 trẻ. Kết quả cho thấy cải thiện tình trạng mắc bệnh, giảm thời gian kéo dài bệnh nhiễm khuẩn hô hấp và bệnh đường tiêu hóa trong 9 tháng.

Số lượt trung bình mắc bệnh viêm đường hô và rối loạn tiêu hóa (đi tiêu phân sống) của nhóm can thiệp (dùng Dielac Grow Plus) lần lượt bằng 80,5% và 14,5% so với nhóm chứng (không dùng Dielac Grow Plus). Khi mắc bệnh viêm đường hô hấp thì thời gian kéo dài trung bình của bệnh ở nhóm can thiệp cũng ngắn, chỉ bằng 55,5% so với nhóm chứng.

Kết quả còn cho thấy tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi ở nhóm can thiệp cải thiện. Có 34,7% trẻ thoát tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi. Trong khi đó, ở nhóm chứng tỷ lệ này là 19,4%.

 

Dinh dưỡng hợp lý giúp hệ miễn dịch của trẻ hoạt động tối ưu, hỗ trợ cơ thể tăng cường khả năng chống chọi với bệnh tật và phục hồi tốt hơn. Để phòng chống Covid-19, song song với việc bổ sung dinh dưỡng hợp lý, phụ huynh nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa như tăng cường vệ sinh cá nhân; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; đeo khẩu trang đúng cách; tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng; giãn cách xã hội.                             

Kim Uyên

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/tang-suc-de-khang-cho-tre-suy-dinh-duong-thap-coi-4088266.html)

Tin cùng nội dung

  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY