Dáng đẹp hôm nay

Tạo hình cho trẻ bị thủng lưỡi khi chơi đùa

(MangYTe) -Mới đây Trung tâm Sản Nhi Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ liên tục tiếp nhận 2 trường hợp bệnh nhi bị tổn thương khá nghiêm trọng do T*i n*n sinh hoạt. Trong đó có một bệnh nhi bị thủng lưỡi trong khi chơi đùa.

Bệnh nhi M.M.N (19 tháng tuổi, ở Yên Lập – Phú Thọ) được chuyển tuyến đến từ Trung tâm y tế địa phương với vết thương vùng lưỡi. Theo người nhà bệnh nhi cho biết bé tự chơi đùa, vập ngã nên răng cắn vào lưỡi, vết thương chảy rất nhiều máu. Sau khi sơ cứu tại Trung tâm y tế địa phương, bệnh nhi được chuyển đến Trung tâm Sản Nhi. Tại đây, các bác sỹ tiếp tục xử trí viết thương, gây mê và khâu tạo hình phục hồi vết thương.

BSCKI. Điêu Tài Thu – Trưởng khoa Mắt – Tai mũi họng – Răng hàm mặt cho biết: Do vết thương tại vùng lưỡi, nếu không tiến hành phẫu thuật sớm sẽ khó khôi phục, sau này có thể ảnh hưởng đến việc nói và ăn uống của trẻ.

Mô vùng miệng rất mềm, trẻ có thể dễ dàng bị thương khi nhai hay trong lúc ăn uống. Để vết thương mau liền, hàng ngày cha mẹ nên sử dụng gạc lau lưỡi, vệ sinh miệng, lưỡi cho trẻ bằng nước muối Natri clorid 0,9%, cho trẻ ăn thức ăn mềm, nguội và theo dõi, điều trị theo phác đồ của bác sỹ.

Trường hợp bệnh nhi thứ 2 là cháu H.V.T (5 tuổi, tại Phù Ninh – Phú Thọ) vào viện trong tình trạng có dị vật bẩn cắm trên vùng trán và chảy nhiều máu.

Người nhà bệnh nhi cho biết trẻ cầm que tự chơi đùa và ngã khiến que đâm vào trán, gây ra thương tích. Bệnh nhi được bác sỹ xử trí rút dị vật, cầm máu và khâu thẩm mỹ vết thương dài 4cm. Đối với bệnh nhi T. cần được thay băng hàng ngày, theo dõi vết thương và cho tiêm phòng uốn ván, sau một 1 tuần có thể cắt chỉ.

Cũng theo bác sĩ Thu, các trường hợp bệnh nhi như trên chỉ là hai trong số rất nhiều trường hợp trẻ bị thương tích do T*i n*n sinh hoạt mà các bác sỹ của Trung tâm tiếp nhận. Những T*i n*n thường gặp nhất là thương tích do ngã, T*i n*n cắt, đâm do vật sắc nhọn (dao, kéo, đũa, que…), T*i n*n do bỏng, sặc… Cha mẹ cần chú ý cẩn thận trong quá trình chăm sóc trẻ, sát sao khi trẻ chơi đùa, đặc biệt không để trẻ vừa nô đùa vừa cầm đồ vật sắc nhọn để tránh những tổn thương đáng tiếc có thể xảy ra.

Châu Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Giáo dục thời đại (https://giaoducthoidai.vn/suc-khoe/tao-hinh-cho-tre-bi-thung-luoi-khi-choi-dua-4057616-v.html)

Tin cùng nội dung

  • Vận động cơ thể thường xuyên khiến cho mạch máu lưu thông tốt, tăng cường chuyển hóa các cơ quan trong cơ thể, đồng thời vận động thường xuyên làm săn chắc các nhóm cơ, tạo sức bền, chống béo phì.
  • Chỉ mới 5 ngày trong tháng 6/2013, cơ quan báo chí đưa tin có hai trẻ nhỏ Tu vong do sự bất cẩn của người lớn trong khi trông giữ trẻ. Cần báo động sự vô trách nhiệm của người lớn trong khi chăm sóc trẻ.
  • Thói quen đeo trang sức giả ngày Tết cho trẻ em từ lâu không chỉ làm đẹp, tạo phong cách thời trang mà còn biểu lộ ước mong của người lớn có một năm mới giàu sang, phú quý. Tuy nhiên…
  • Dưỡng chất cần thiết cho trẻ em ung thư như chất đạm, đường (carbohydrate), chất béo, nước, vitamin và khoáng chất. Chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn hiểu rõ nhu cầu đặc biệt của con bạn và lên kế hoạch ăn uống cụ thể.
  • Điều trị ung thư và chính bản thân bệnh ung thư có thể làm con bạn thay đổi về hương vị và mùi vị,sẽ ảnh hưởng đến sự thèm ăn của trẻ.
  • Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi quy định rõ về xử lý những người hành nghề trái phép và Ph* thai cho trẻ vị thành niên.
  • Niềm vui và nụ cười nở nhiều hơn trên môi những bệnh nhi ung thư của viện Nhi Trung ương khi được nhận quà Tết từ tay Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chiều ngày 6/2.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY