Video thai nhi trong bụng mẹ hôm nay

Thai nhi có thể bị còi xương?

Vitamin D thiếu hụt trong thời kỳ mang thai, không những đe dọa đến cuộc sống và sức khỏe của người mẹ mà còn là nguyên nhân cho hàng loạt các hiểm họa về tương lai cho trẻ...
Trên thế giới, ngay cả các nước gần xích đạo (nơi có nhiều ánh sáng mặt trời), tỉ lệ thiếu vitamin D vẫn tồn tại và ước tính khoảng 1 tỉ người bị thiếu vitamin D.

Khi có thai, người mẹ bị thiếu vitamin D sẽ là nguyên nhân trẻ bị thiếu vitamin D, còi xương">còi xương ngay từ trong bào thai và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

- Tăng tỉ lệ sinh non (thậm chí tới 50 lần), tăng tỉ lệ trẻ sinh ra nhẹ cân.

- Rối loạn phát triển xương và răng dẫn tới chậm phát triển xương biến dạng xương, sâu răng sau này.

- Chậm phát triển thể chất, trẻ dễ bị còi xương">còi xương, thấp còi ảnh hưởng đến đến sự phát triển thể lực và trí tuệ của trẻ.

- Tăng tỉ lệ mắc bệnh nhiễm trùng như: hô hấp và hen; ảnh hưởng tới chức năng miễn dịch của thai nhi, của trẻ sơ sinh cho tới tuổi trưởng thành.

- Rối loạn sức khỏe tâm thần như: gia tăng bệnh tự kỷ, tâm thần phân liệt và chậm phát triển trí tuệ.

- Các cơn co giật.

- Các rối loạn bẩm sinh.

còi xương:

Trẻ có thóp rộng 4 - 5cm trở lên, các mảnh xương sọ không khít với nhau do bờ rìa chưa vôi hóa, ấn lõm hộp sọ. Trẻ có tình trạng hạ canxi máu, hay khóc cơn (khóc dạ đề).

vitamin D

- Gia tăng gấp 5 lần tiền sản giật.

- Gia tăng một số bệnh như: cao huyết áp, ung thư, đái tháo đường, béo phì, trầm cảm, tâm thần sau đẻ…

- Tăng tỉ lệ mổ đẻ.

- Đái tháo đường trong thai kỳ tăng gấp 3 lần.

- Nhiễm khuẩn *m đ*o tăng gấp 2 lần.

Biểu hiện của thiếu vitamin D ở người mẹ:

- Thông thường là kín đáo và khó phát hiện. Đau do co cứng cơ (chuột rút) đau lưng, đau xương cổ tay, nhức mỏi xương…

- Xét nghiệm vitamin D trong máu thấp.

Thiếu vitamin D là bữa ăn hàng ngày không cung cấp đủ nhu cầu của người mẹ và thai nhi.

- Thiếu vitamin D là bữa ăn hàng ngày không cung cấp đủ nhu cầu của người mẹ và thai nhi.

- Bữa ăn thiếu dầu mỡ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu vitamin D.

- Người phụ nữ không được tư vấn sử dụng vitamin D trước, trong thai kỳ.

- Không tắm nắng thường xuyên đầy đủ.

Để thai nhi phát triển khỏe mạnh, không bị thiếu vitamin D, còi xương thì người phụ nữ cần được cung cấp đủ nhu cầu vitamin D hàng ngày. Theo nhu cầu khuyến nghị cho người Việt Nam, nhu cầu canxi cho phụ nữ từ 19 - 49 tuổi là 1.000mg/ngày, phụ nữ mang thai là 1.200mg/ngày. Nhu cầu vitamin D cho phụ nữ từ 19 - 50 tuổi và phụ nữ mang thai là 5mcg/ngày. Giải pháp để cải thiện tình trạng thiếu vitamin D cho thai nhi, người phụ nữ cần:

- Người phụ nữ có thai cần tắm nắng hàng ngày, thời gian mỗi ngày 15 - 20 phút.

- Những ngày không có nắng phải uống vitamin D, với liều là 1.000 đơn vị/ ngày.

- Bữa ăn hàng ngày cần ăn những thức ăn giàu canxi như: cá, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa, các loại đậu đỗ, rau màu xanh thẫm và có dầu hoặc mỡ.

Nhu cầu canxi cho phụ nữ mang thai là 1.200 mg/ngày

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-thai-nhi-co-the-bi-coi-xuong-18950.html)

Tin cùng nội dung

  • Khảo sát của các nhà khoa học Anh tại ĐH Y khoa Warwick mới được công bố trên tờ British Medical Journal Open cho thấy mối liên quan giữa việc dùng nhiều rau quả và sự sảng khoái tinh thần.
  • Khi mang thai 32 tuần, tôi đi khám, siêu âm định kỳ kết quả cho thấy tất cả đều bình thường.
  • Thận ứ nước là một tình trạng bệnh lý bẩm sinh gây ra do sự hẹp hay tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.
  • Tôi muốn xin địa chỉ để phân tích ADN thai nhi trong máu mẹ, BS có thể giới thiệu cho tôi được không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn! (Thanh Huong – huong…@yahoo.com.vn)
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
  • Chăm sóc trước sinh rất quan trọng. Việc này giúp đảm bảo cho bạn và em bé có được sự khỏe mạnh tốt nhất có thể, vì vậy, hãy làm theo một số hướng dẫn đơn giản và đi khám thai đều đặn.
  • Từ khi được thụ tinh cho đến khi sinh, thai nhi sẽ qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau cho đến khi bé đã sẵn sàng để được sinh ra. Bài viết này giới thiệu những điều sẽ xảy ra trong 3 tháng đầu của con bạn.
  • Ba tháng cuối thai kỳ bắt đầu từ tuần 27 cho đến khi kết thúc thai kỳ. Tất cả các cơ quan và phần cơ thể của thai nhi đã hình thành, và đây là thời kỳ mà chúng tiếp tục phát triển và hoàn thiện.