Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Thận trọng khi dùng ranitidine trị trào ngược dạ dày

Ranitidine là một Thu*c được sử dụng rộng rãi trị trào ngược dạ dày. Mặc dù có hiệu quả trong việc hạn chế trào ngược dạ dày và chứng ợ nóng

Vì sao Thu*c bị thu hồi

Ranitidine thuộc nhóm Thu*c kháng histamine h2, ngăn chặn sản sinh axit trong dạ dày từ đó giảm thiểu tình trạng bị viêm loét. Thu*c được cục quản lý thực phẩm và dược phẩm hoa kỳ (fda) phê chuẩn lần đầu tiên vào năm 1984 và là loại Thu*c được kê đơn bán chạy nhất thế giới năm 1987.

Đơn Thu*c ranitidine được chấp thuận cho nhiều chỉ định, bao gồm điều trị và phòng ngừa loét dạ dày - tá tràng và điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Thu*c cũng được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị chứng ợ nóng và các triệu chứng khác do dư acid trong dạ dày (acid gây khó tiêu). Thu*c này cũng có sẵn mà không cần bác sĩ kê toa.

Ranitidine được sản xuất dưới nhiều dạng khác nhau, cụ thể là loại viên nén, viên nang, siro hoặc dung dịch tiêm. Tùy vào loại bệnh, tình trạng sức khỏe cũng như độ tuổi, bác sĩ sẽ có chỉ định về liều lượng thích hợp cho từng đối tượng.

Tuy nhiên vào đầu năm nay, trong một cuộc rà soát, fda đã phát hiện có sự xuất hiện của tạp chất ndma (một tạp chất có khả năng gây ung thư) chứa trong các Thu*c ranitidine, thường được biết đến với tên biệt dược là zantac. theo đánh giá và thử nghiệm của fda đã xác định được nồng độ ndma trong chế phẩm ranitidin tăng ngay cả trong điều kiện bảo quản thông thường và nồng độ tạp chất này tăng đáng kể khi các mẫu Thu*c được bảo quản ở nhiệt độ cao hơn, bao gồm cả nhiệt độ mà sản phẩm có thể bị phơi nhiễm trong thời gian phân phối và sử dụng. thử nghiệm cũng cho thấy một sản phẩm được sản xuất càng lâu trước đó thì hàm lượng ndma càng lớn. các điều kiện này có thể làm tăng hàm lượng ndma đến mức trên giới hạn cho phép. chính vì vậy, fda đã phải phát đi thông báo yêu cầu các nhà sản xuất thu hồi ngay tất cả các chế phẩm chứa ranitidin cả kê đơn và không kê đơn (otc) trên thị trường.

Trào ngược dạ dày - thực quản.

trào ngược dạ dày - thực quản.

Và những tác dụng phụ cần lưu ý

Ngoài vụ việc thu hồi Thu*c do chứa tạp chất thì ranitidine còn có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn trong thời gian sử dụng. thử nghiệm lâm sàng cho thấy, tần suất tác dụng phụ của Thu*c xuất hiện ở khoảng 3 - 5% số người được điều trị như: nhức đầu, nổi ban, chóng mặt, táo bón, tiêu chảy và buồn nôn. không ít trường hợp đã tự ý bỏ Thu*c giữa chừng vì gặp các tác dụng phụ này. ranitidine có tác dụng ức chế tiết acid mạnh hơn cimetidin nhiều lần, vì vậy, khi bệnh nhân tự ý ngưng Thu*c cũng nên đề phòng tình trạng tăng tiết acid ở dạ dày tái phát.

Với bệnh nhân suy thận, suy gan nặng, người bệnh rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp, có dùng Thu*c ranitidine thì nguy cơ gặp tác dụng không mong muốn cao hơn. đặc biệt, người bệnh điều trị với ranitidine có mắc kèm bệnh tim có thể bị nguy cơ chậm nhịp tim. đây là điều mà người bệnh tim mạch cần đặc biệt lưu ý, nhất là ở người bệnh có những yếu tố dễ gây rối loạn nhịp tim. viên ranitidine dạng sủi bọt tan trong nước có chứa natri, dễ làm quá tải natri nên cần chú ý ở người bệnh tăng huyết áp, suy tim, suy thận.

Ngoài ra cũng cần lưu ý, khi điều trị với các Thu*c kháng histamin h2 (trong đó có cả cimetidin và ranitidin) có thể làm che lấp các triệu chứng của ung thư dạ dày và làm chậm chẩn đoán bệnh này. do đó, khi có loét dạ dày, cần loại trừ khả năng bị ung thư trước khi điều trị bằng hai loại Thu*c này.

Làm gì để hạn chế trào ngược dạ dày?

Nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày - thực quản thường là do thói quen sinh hoạt hằng ngày, chính vì vậy nếu thay đổi được thói quen thì hoàn toàn có thể phòng tránh được căn bệnh phổ biến này. có nhiều cách không dùng Thu*c khác để bạn kiểm soát bệnh, bao gồm những cách sau: ăn nhiều bữa nhỏ; không thức khuya, ngủ đủ giấc; hạn chế căng thẳng thần kinh; mặc quần áo rộng; không nằm ngay sau khi ăn; giảm cân nếu bạn thừa cân…

Để an toàn, chỉ nên dùng Thu*c theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, trước khi sử dụng bất kỳ loại Thu*c nào hãy luôn đọc kỹ hướng dẫn sử dụng đi kèm với Thu*c.

DS. Nguyễn Trang

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/than-trong-khi-dung-ranitidine-tri-trao-nguoc-da-day-n184916.html)
Từ khóa: ranitidine

Tin cùng nội dung

  • Em bi đau dạ dày và phải thường xuyên đến phòng khám tư để điều trị. BS ở đây tư vấn cho em nên đi kiểm tra lại và làm thổi bong bóng. Em không hiểu thổi bong bóng là gì và chi phí khoảng bao nhiêu nếu em đi khám tại BV ĐH Y Dược TP.HCM?
  • Mangyte cho em hỏi, chi phí nội soi ở cổ và dạ dày là bao nhiêu tiền ạ? Cảm ơn Mangyte. (Đình Phi - quận 12, TPHCM)
  • Xin chào Mangyte, Tôi đang tìm hiểu về phẫu thuật cắt bỏ dạ dày để giảm béo. Nhưng tôi không biết bệnh viện nào uy tín ở TPHCM có tiến hành loại phẫu thuật này? Tôi mong tìm được bệnh viện và bác sĩ giỏi. Xin bác sĩ vui lòng chỉ giúp dùm tôi. Cám ơn Mangyte! (Tâm - Q. Phú Nhuận)
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Loét dạ dày thường do nhiễm vi khuẩn H. pylori. Một đợt điều trị 4-8 tuần với Thu*c ức chế acid cho phép chữa lành ổ loét. Thêm vào đó 1 tuần điều trị với 2 loại Thu*c kháng sinh kèm 1 loại Thu*c ức chế tiết acid để diệt trừ hoàn toàn H.pylori.
  • Nội soi dạ dày (gastroscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong ống tiêu hóa trên của bạn (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng).
  • Bài viết bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách sơ cứu và lời khuyên đối với bệnh viêm dạ dày ruột.
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY