Bằng cách tác động vào các gen đơn lẻ, các nhà khoa học thuộc Trường đại học Genoa (Italia) đã tìm ra cách biến những con chuột bình thường thành những chú chuột siêu .
Phát hiện này bước đầu mở ra triển vọng chữa khỏi những căn bệnh liên quan đến hoạt động của não bộ như chứng loạn thần kinh hay Alzheimer.
Trong thí nghiệm đặc biệt thú vị, nhóm các nhà khoa học Đại học Genoa và Đại hoc Bristist Columbia đã tình cờ tác động làm thay đổi gen chỉ dẫn một loại protein có tên gọi phosphodiesterase - 4B (ký hiệu là PDE4B), vốn là yếu tố có liên quan đến nguyên nhân gây ra chứng loạn thần kinh ở người bệnh.
Chuyên gia dược lý học, TS. Ernesto Fedele thuộc Trường đại học Genoa Italy cho biết: Sự tác động làm thay đổi gen mà nhóm nghiên cứu của ông đã tiến hành đã can thiệp vào khả năng hoạt động bình thường của PDE4B và bẻ gãy các phân tử truyền thông tin có tên khoa học là cAMP. Kết quả là những con chuột có PDE4B bị biến đổi có hành xử rất tò mò, mạnh dạn hơn bình thường, chúng học hỏi mọi thứ và tiếp nhận một cách nhanh chóng, khả năng nhận biết một con chuột quen cũng nhanh hơn, tóm lại chúng cũng cho thấy một sự vượt trội so với những con chuột bình thường.
Với nghiên cứu này, các nhà khoa học rất tin tưởng vào việc ứng dụng để cho ra đời phương pháp hiệu quả chữa trị các bệnh rối loạn thần kinh, chứng Alzheimer... Điều các nhà khoa học cần làm rõ hơn nữa đó là: PDE4B hẳn không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động não bộ, bởi vì giống như phần lớn các protein, chúng còn tham gia vào các hoạt động của tim, phổi và cả hệ miễn dịch.
Chủ đề liên quan:
bệnh hen suyễn đóng vai trò quan trọng hệ miễn dịch khả năng hoạt động nhà khoa học protein rối loạn thần kinh tên khoa học thay đổi thay đổi protein giúp não thông minh hơn thông minh thông minh hơn vi khuẩn có ích