Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) hay còn gọi là tiểu đường đang trở thành một vấn nạn toàn cầu, thách thức tất cả các quốc gia.
Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) hay còn gọi là tiểu đường đang trở thành một vấn nạn toàn cầu, thách thức tất cả các quốc gia. Các chuyên gia của WHO đã dự báo “Thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của các bệnh Nội tiết và rối loạn chuyển hóA, đặc biệt ĐTĐ sẽ là bệnh không lây phát triển nhanh nhất”. Điều đó đã thúc đẩy các chuyên gia nghiên cứu, chuyên gia y tế các quốc gia nỗ lực tìm hiểu nghiên cứu các phương pháp quản lý điều trị giúp người ĐTĐ kiểm soát bệnh của mình tốt hơn, quản lý được chi phí điều trị y tế và tỉ lệ biến chứng do bệnh gây ra. Ở Việt Nam, tỉ lệ người ĐTĐ đã tăng 211% trong 10 năm từ 2002 đến 2012, ước tính hiện nay có 3 triệu người mắc ĐTĐ.Thách thức lớn nhất trong kiểm soát đái tháo đườngChia sẻ tại buổi hội thảo khoa học phối hợp với Hội Nội tiết - ĐTĐ Việt Nam vừa mới tổ chức ở TP.HCM vừa qua, PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Bích Đào - Phó chủ tịch Hội, Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Tim Tâm Đức cho biết, thách thức của người ĐTĐ thông thường do các nguyên do sau: thiếu kiến thức và sự hiểu biết về bệnh và cách điều trị; thiếu động lực về việc tuân thủ chế độ ăn và thay đổi lối sống. Theo một khảo sát của Nielsen, có đến 91% người ĐTĐ tại Việt Nam cho rằng “
thay đổi thói quen ăn uống” là thách thức lớn nhất trong việc quản lý ĐTĐ. Điều này chủ yếu đến từ thói quen ăn uống của người Việt Nam là ăn nhiều tinh bột trong khẩu phần ăn dẫn đến việc đường huyết tăng đột ngột sau khi ăn và ngược lại nếu họ theo chế độ ăn kiêng ít đường bột thì sẽ không đảm bảo đủ năng lượng cho các hoạt động hàng ngày. Việc này dẫn đến việc nếu tuân thủ theo chế độ ăn kiêng khem, người ĐTĐ thường cảm thấy mệt mỏi, uể oải và thèm ăn.Một khảo sát thực tế cho thấy có đến 64 - 76,4% người ĐTĐ không tuân thủ chế độ ăn kiêng, và mức năng lượng trung bình mà người ĐTĐ đang nạp vào thấp hơn 70% năng lượng khuyến nghị mỗi ngày. Duy trì một chế độ dinh dưỡng cân đối và đầy đủ thực sự là một thử thách không nhỏ đối với người ĐTĐ. Một trong những lý do dẫn đến việc mất cân bằng dinh dưỡng là do chưa nhiều người ĐTĐ hiểu đúng về chế độ ăn chuyên biệt cho tình trạng của mình. Điều này sẽ khiến người ĐTĐ khó kiểm soát được lượng đường trong máu, từ đó có khả năng dẫn đến những biến chứng của bệnh.
Hiểu đúng về chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý cho người đái tháo đườngMục tiêu quan trọng nhất trong quản lý ĐTĐ là phải kiểm soát, duy trì nồng độ glucose trong máu ở mức giới hạn, cả khi đói và sau khi ăn. Bên cạnh sử dụng Thu*c, tập thể dục hàng ngày, chế độ ăn là vấn đề quan trọng nhất trong điều trị ĐTĐ. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý cần đáp ứng cân đối và đầy đủ chất dinh dưỡng cho người ĐTĐ, kiểm soát đường huyết, duy trì cân nặng theo mong muốn, đảm bảo cho người bệnh có đủ sức khỏe để hoạt động và công tác phù hợp với từng người.Theo khuyến nghị của Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ, khẩu phần ăn trong ngày của người ĐTĐ nên có 3 thành phần chính là tinh bột (bún, mì, gạo, phở, miến, hủ tiếu, khoai, bắp...) chiếm khoảng 45 - 65% tổng năng lượng; đạm (các loại thịt, cá, đạm thực vật) chiếm khoảng 15 - 20% tổng năng lượng; và chất béo (dầu thực vật, mỡ động vật) chiếm từ 25 - 35%. Ngoài ra cần chú ý bổ sung vitamin, chất xơ có nhiều trong rau, củ, quả và trái cây “ít ngọt” vì những thành phần này sẽ góp phần ổn định đường huyết, giảm các chất béo và tránh táo bón. Bên cạnh đó cần chú ý lượng nước hằng ngày, đảm bảo cung cấp khoảng 1,5 - 2 lít (bao gồm nước uống, canh, sữa…).Việc duy trì một khẩu phần ăn cân đối và đầy đủ, đồng thời kiểm soát được đường huyết thực sự là một thử thách không hề nhỏ với người ĐTĐ mong muốn duy trì một cuộc sống khỏe mạnh và năng động. Thế nên, việc sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt dành cho người ĐTĐ mỗi ngày, đang là giải pháp được người ĐTĐ ở nhiều nước trên thế giới lựa chọn để giúp hỗ trợ quản lý đường huyết và cân nặng. Giải pháp này còn được kết hợp vào nhiều liệu trình điều trị, kiểm soát ĐTĐ được ứng dụng ở nhiều bệnh viện trên thế giới.
NGUYỄN HUYỀN