Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Thấy gì từ trường hợp cậu bé 9 tuổi mắc COVID-19 không lây cho 172 người tiếp xúc

Một cậu bé 9 tuổi mắc COVID-19 tại miền Đông nước Pháp đã không lây bệnh cho bất kỳ ai trong số 172 người tiếp xúc gần với cậu.

Theo hãng tin AFP, các nhà nghiên cứu rút ra kết luận rất có thể trẻ em không thuộc nhóm đối tượng truyền bệnh chính.

Trước đó, cậu bé trên được xác định bị mắc bệnh liên quan đến ca “siêu lây nhiễm” Steve Walsh – nhà doanh nhân người Anh đầu tiên dương tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 sau khi tham dự một cuộc hội nghị doanh nghiệp ở Singapore vào tháng Một vừa qua.

Bệnh nhân Walsh đã lây nhiễm cho nhiều người khác khi ông tới một căn nhà gỗ trong khu nghỉ mát trượt tuyết Contamines-Montjoie ở tỉnh Haute-Savoie (Pháp) với 15 người khác. Phần lớn khách trong căn nhà nghỉ dưỡng đó nhiễm virus SARS-CoV-2.

Tuy nhiên, theo kết quả điều tra của Cơ quan Y tế Công cộng Pháp (ECDC), một trong những người mắc COVID-19 là cậu bé 9 tuổi đã không lây bệnh cho anh chị em cũng như bất kỳ ai khác, mặc dù số người tiếp xúc gần với cậu là 172 người.

Trong báo cáo điều tra xuất bản trên tạp chí y khoa Clinical Infectious Diseases (Bệnh truyền nhiễm lâm sàng), các tác giả đề cập cậu bé vừa bị nhiễm SAR-CoV-2 vừa mắc cúm và cảm lạnh thông thường. Mặc dù hai người em của cậu nhiễm cúm và cảm lạnh song các bé lại không mắc COVID-19.

“Đứa trẻ mắc COVID-19 cùng một lúc với các loại virus khác đã tham gia 3 lớp học trượt tuyết. Cậu bé có triệu chứng nhưng không lây truyền virus. Điều đó cho thấy mức độ lây nhiễm virus từ trẻ em có khác biệt”, Kostas Danis - một nhà dịch tễ học tại ECDC - trả lời hãng AFP.

Cậu bé chỉ có các triệu chứng nhẹ và khi được kiểm tra, mức độ virus tồn tại trong cơ thể hầu như khó phát hiện. Mức độ bệnh nhẹ được cho là nguyên nhân khiến cậu bé không lây nhiễm cho người khác.

Các nhà nghiên cứu tin rằng thông thường, vì trẻ em chỉ có các triệu chứng nhẹ nên mức độ lây truyền virus có thể ít hơn nhiều so với người lớn khi mắc bệnh. “Trẻ em có thể không phải là nguồn lây lan chính loại virus này”, báo cáo điều tra đề cập.

Theo Giáo sư Jonathan Ball – một nhà virus học tại Đại học Nottingham, “hiểu rõ hơn về đối tượng truyền bệnh là một mảnh ghép trong bản đồ tìm hiểu virus SARS-CoV-2”.

Mặc dù cho đến hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa lý giải được vì sao tỷ lệ trẻ em mắc COVID-19 thấp, song họ nghi ngờ phản ứng miễn dịch của trẻ em bằng cách nào đó có khả năng tiêu diệt virus nhanh hơn người cao tuổi – nhóm đối tượng có xu hướng bị bệnh nặng hơn.

Báo cáo trên được đưa ra sau khi các nhà nghiên cứu tại Đại học London (Anh) kết luận việc đóng cửa trường học chỉ tạo ra tác động nhỏ đến sự lây lan của virus SARS-CoV-2. Trước đó, hàng chục quốc gia đã yêu cầu đóng cửa tất cả trường học để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh COVID-19.

Hồng Hạnh/Báo Tin tức

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo tin tức (https://baotintuc.vn/the-gioi/thay-gi-tu-truong-hop-cau-be-9-tuoi-mac-covid19-khong-lay-cho-172-nguoi-tiep-xuc-20200422110352087.htm)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY