Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Thêm hai thuoóc mới trị tiểu đường

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ vừa thông qua hai Thu*c là Tresiba (degludec insulin) và Ryzodeg 70/30 (degludec insulin / aspart insulin) để kiểm soát đường máu ở người lớn mắc bệnh tiểu đường.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ vừa thông qua hai Thu*c là Tresiba (degludec insulin) và Ryzodeg 70/30 (degludec insulin / aspart insulin) để kiểm soát đường máu ở người lớn mắc bệnh tiểu đường">tiểu đường.

Tresiba là một chất tương tự insulin tác dụng kéo dài chỉ để kiểm soát đường huyết ở người lớn bị bệnh tiểu đường">tiểu đường typs 1 và người bệnh tiểu đường">tiểu đường typ 2 (sau một thời gian mắc bệnh nhiều người bệnh đái tháo đường týp 2 giảm sút, thậm chí mất khả năng sản xuất insulin, đòi hỏi phải bổ sung insulin ngoại sinh để kiểm soát glucose máu một cách đầy đủ). Liều dùng của Tresiba nên được dựa trên nhu cầu của bệnh nhân. Tresiba được tiêm dưới da ngày một lần.

Ryzodeg 70/30 là một hỗn hợp của degludec insulin, một chất tương tự insulin tác dụng kéo dài, và aspart insulin, một chất tương tự insulin của con người tác động nhanh. Nó được chỉ định để cải thiện kiểm soát đường huyết ở người lớn mắc bệnh đái tháo đường.

Cần lưu ý, Tresiba và Ryzodeg không nên được sử dụng ở những người đã tăng ketone trong máu hoặc nước tiểu. Bệnh nhân hoặc người chăm sóc nên theo dõi đường huyết khi điều trị bằng insulin. Phác đồ insulin nên được thay đổi một cách thận trọng và dưới sự giám sát của y tế. Tresiba và Ryzodeg có thể gây hạ đường huyết, đe dọa tính mạng. Bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ hơn khi thay đổi liều lượng insulin, dùng đồng thời với các Thu*c hạ đường huyết khác, và ở những bệnh nhân suy thận hoặc suy gan…

Đe dọa tính mạng nghiêm trọng, dị ứng bao gồm cả phản vệ, phản ứng da, phù mạch, co thắt phế quản, hạ huyết áp… có thể xảy ra với bất kỳ insulin nào. Các phản ứng phụ thường gặp nhất liên quan đến Tresiba và Ryzodeg trong các thử nghiệm lâm sàng là hạ đường huyết, phản ứng dị ứng, phản ứng tại chỗ tiêm, rỗ tại chỗ tiêm (loạn dưỡng mỡ), ngứa, phát ban, phù nề, và tăng cân.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, khoảng 21 triệu người ở Hoa Kỳ đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Qua thời gian, tiểu đường làm tăng nguy cơ biến chứng sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm cả bệnh tim, mù mắt, thần kinh và tổn thương thận. Cải thiện kiểm soát đường huyết có thể làm giảm nguy cơ của một số các biến chứng lâu dài.

Phương Hà (Theo FDA 9/2015)

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-them-hai-thuooc-moi-tri-tieu-duong-18438.html)

Tin cùng nội dung

  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Hạ đường huyết thường liên quan đến việc điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, một số tình trạng bệnh khác có thể gây hạ đường huyết.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY