Cơ Xương Khớp hôm nay

Là một phân ngành y khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa và khắc phục những tổn thương và rối loạn bệnh lý hệ vận động cơ, xương, khớp. Khoa Cơ Xương Khớp thông thường được phân biệt thành 2 chuyên khoa nhỏ: Nội Cơ Xương Khớp và Ngoại Cơ Xương Khớp.

Thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Thoát vị đĩa đệm có thể được hiểu đơn giản là tình trạng nhân nhầy trong đĩa đệm bị lệch ra chèn lên dây thần kinh và gây đau. Cần phải điều trị sớm...

thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị đẩy ra bên ngoài, chèn ép lên các dây thần kinh ở cột sống và gây đau, yếu, tê ở nhiều vị trí trên cơ thể. những triệu chứng bệnh sẽ càng nghiêm trọng nếu không được áp dụng các biện pháp điều trị sớm.

Thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng lượng nhây nhầy tồn tại trong đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường của nó trong vòng sợi. đồng thời chúng xuyên qua dây chằng chèn ép vào các rễ dây thần kinh sống hoặc chèn vào ống sống và có sự đứt rách vòng sợi dẫn đến hội chứng thắt lưng hông điển hình. ngoài ra tình trạng này còn khiến bệnh nhân thường xuyên có cảm giác tê bì và đau nhức.

Bệnh thoát vị đĩa đệm thường là kết quả của sang chấn hoặc bệnh nhân có đĩa đệm bị thoái hóa, rách hoặc nứt, có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí, khu vực nào của cột sống. trên thực tế tình trạng đau dây thần kinh tọa (đau nhức lan tỏ từ thắt lưng xuống dưới chân) do bệnh thoát vị đĩa đệm xảy ra ở cột sống thắt lưng là thường gặp nhất.

Cơ chế thoát vị đĩa đệm

Cột sống của con người đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng đỡ cơ thể. phần giữa của đốt sống là các đĩa đệm mang đặc tính đàn hồi cao. cột sống có hình dạng tương tự như chữ s. chính vì thế bộ phận này có khả năng phân tán những lực đẩy hoặc tác động lên thân mình. đồng thời làm giảm chấn động lên hai chân duy trì tư thế đứng thẳng.

Đĩa đệm chính là phần nằm giữa những đốt sống, ở giữa là nhân nhầy, xung quanh là lớp vỏ. tác dụng chính của đĩa đệm là chịu áp lực cho cột sống đè lên, đồng thời giúp tạo nên sự mềm dẻo cho cột sống.

Ngoài ra do cấu trúc nằm giữa hai cột sống cận kề, đĩa đệm hoạt động tương tự như một tấm đệm mang tác dụng hấp thu xung động (lực ma sát giữa các khớp xương khi di chuyển). từ đó bảo vệ và giúp cột sống tránh khỏi những vấn đề không mong muốn.

Khi bao xơ bên ngoài bị đứt hoặc rách, hình thành nên những khe hở, phần nhân nhầy bên trong đĩa đệm luôn hình thành một áp lực lớn để chui và di chuyển qua những khe hở này với tốc độ vô cùng nhanh. đồng thời hình thành và phát triển một khối có tên gọi là khối thoát vị chui vào ống sống, chèn ép lên màng tủy và rễ dây thần kinh.

Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể hình thành và nhanh chóng tiến triển ở bất kỳ đoạn cột sống nào. tuy nhiên vùng cổ và thắt lưng là những vị trí phổ biến nhất. bởi đây đều là những vị trí chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ các hoạt động, thói quen sinh hoạt thường ngày.

Bệnh thoát vị đĩa đệm được chia thành 4 giai đoạn:

    Giai đoạn đầu: Có sự biến dạng ở đĩa đệm. Tuy nhiên bao vòng xơ chưa rách. Bệnh nhân thỉnh thoảng có thể bị tê chân, tê tay, không kèm theo cảm giác đau nhức. Chính vì hầu ở giai đoạn đầu, hết các bệnh nhân đều không phát hiện ra mình bị bệnh.
  • Giai đoạn 2: Vòng xơ có dấu hiệu rách một phần, lượng nhân nhầy trong đĩa đệm bắt đầu thoát ra ngay tại vị trí có vòng xơ bị suy yếu. Trong giai đoạn này đĩa đệm phình to nhưng tình trạng đau nhức vẫn chưa rõ ràng.
  • Giai đoạn 3: Vòng xơ có dấu hiệu rách toàn phần, lượng nhân nhầy trong đĩa đệm nhanh chóng di chuyển và lồi ra ngoài. Sau đó chèn ép vào rễ dây thần kinh. Đa số bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm đến giai đoạn 3 mới phát hiện bệnh lý và tiến hành điều trị. Bởi ở giai đoạn này, tần suất xảy ra và mức độ đau nhức đạt mức nghiêm trọng, bệnh nhân luôn có cảm giác khó chịu, không yên, gặp nhiều khó khăn khi di chuyển hoặc tham gia vào các hoạt động sinh hoạt thường ngày.
  • Giai đoạn 4: Bệnh thoát vị đĩa đệm giai đoạn 4 được đánh giá là giai đoạn nguy hiểm nhất. Hiện tượng nhân nhầy thoát ra ngoài chèn ép vào rễ dây thần kinh diễn ra lâu ngày sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện những biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra, tình trạng đau nhức dữ đội và dai dẳng kéo dài cũng tác động và làm ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe tổng thể của người bệnh.

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm

Mang vác vật nặng, chấn thương, té ngã hoặc một cú đánh vào lưng cũng có thể là những nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm

Có một số yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm, chẳng hạn như:

    Cân nặng: khi trọng lượng cơ thể dư thừa có thể làm gia tăng áp lực cho các đĩa đệm ở lưng dưới của bạn.
  • Nghề nghiệp: Một số công việc thường xuyên mang vác vật nặng thường gây ra các vấn đề về xương.
  • Di truyền: nếu gia đình có người mắc bệnh thì khả năng mắc bệnh sẽ cao hơn những người khác.
  • Sử dụng chất kích thích: Rượu bia, Thu*c lá…

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm

Hầu hết tình trạng thoát vị đĩa đệm thường xảy ra ở cột sống thắt lưng hoặc ở vùng cổ. khi mắc phải, bệnh nhân hay có những dấu hiệu cụ thể:

# Đau cánh tay hoặc chân

Nếu đĩa đệm bị thoát vị nằm ở lưng dưới thì người bệnh sẽ cảm thấy đau dữ dội ở mông, đùi và bắp chân. những biểu hiện có thể tác động lên một phần của bàn chân.

Trường hợp bị thoát vị địa đệm ở cổ thì cơn đau sẽ lan xuống vai và cánh tay…

# Cảm giác tê hoặc ngứa ran

Biểu hiện này thường tập trung ở những dây thần kinh bị ảnh hưởng. Có thể dọc theo cánh tay hoặc dọc theo các dây thần kinh từ thắt lưng đến bàn chân.

# Cơ thể suy yếu

Thoát vị đĩa đệm khiến cho các hệ thần kinh bị ảnh hưởng làm cho hoạt động của các cơ quan trong cơ thể trở nên suy yếu. người bệnh thường bị mất cân bằng, giảm khả năng nâng hoặc giữ đồ vật.

Mức độ nguy hiểm của bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xảy ra phổ biến. bệnh có thể để lại nhiều hậu quả và gây biến chứng nguy hiểm, làm ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt và đời sống của bệnh nhân. đặc biệt là khi không sớm phát hiện, chẩn đoán và áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp.

Bên cạnh đó khả năng vận động và di chuyển của bệnh nhân giảm sút rõ rệt. Người bệnh gặp nhiều khó khăn khi thực hiện và di trì các động tác như nghiêng xoay, cúi ngửa. Ngoài ra bệnh nhân khó vận động các chi khi rễ dây thần kinh bị tổn thương.

Trong trường hợp dây thần kinh cánh tay cũng bị tác động và bị tổn thương thì người bệnh không thể nhấc tay, khó duỗi cánh tay hoặc gấp lại, khả năng sinh hoạt và lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Trong trường hợp dây thần kinh tọa bị chèn ép và bị tổn thương thì người bệnh có thể khó nhắc được mũi chân hoặc gót chân Tình trạng teo cơ bên chân bị tổn thương dần dần xuất hiện. Đối với những trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân sẽ cảm thấy chân tê bì, chân đau mất cảm giác, rối loạn vận động, đại tiện và tiểu tiện không kiểm soát, thậm chí bệnh nhân có thể liệt nửa người bên dưới.

Những biến chứng nguy hiểm và hậu quả nghiêm trọng khi bị thoát vị đĩa đệm:

    Teo cơ: Khi đĩa đệm thoát vị, tình trạng teo cơ ở các chi diễn ra nhanh chóng, khiến các hoạt động sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ở trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị mất khả năng lao động.
  • Tàn phế: Bệnh nhân có khả năng cao bị tàn phế suốt đời do bị liệt đối với trường hợp đĩa đệm thoát vị tác động và chèn ép vào tủy cổ. Khi các dây thần kinh vùng thắt lưng cùng bị chèn ép, bệnh nhân có khả năng cao mắc chứng đại tiểu tiện không tự chủ do tình trạng rối loạn cơ tròn.

Ngoài ra, bệnh thoát vị đĩa đệm còn có khả năng gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác. Bao gồm:

    Rối loạn vận động: Do rễ dây thần kinh bị chi phối, người bệnh có thể bị bại và liệt cơ ở hai chân. Đối với những trường hợp tổn thương các rễ vùng xương cùng, người bệnh có biểu hiện lúc đầu bí tiểu sau đái dầm dề, luôn luôn hoặc thường xuyên có nước tiểu chảy rỉ ra một cách thụ động. Tình trạng này xuất hiện là do liệt cơ thắt  kiểu ngoại vi khiến bệnh nhân không giữ được nước tiểu.
  • Hội chứng đau khập khễnh cách hồi: Hội chứng đau khập khễnh cách hồi là tình trạng đau rễ dây thần kinh ngắt quãng. Cơn đau xuất hiện khi bệnh nhân đi được một đoạn khiến người bệnh phải dừng lại để nghỉ ngơi. Cơn đau lại xuất hiện khi đi tiếp một đoạn nữa, buộc bệnh nhân phải nằm nghỉ.
  • Rối loạn đuôi ngựa: Rối loạn đuôi ngựa kèm theo cảm giác đau nhức dữ dội, không thể chịu nổi, bệnh nhân cần được cấp cứu về thần kinh. Đau xuất hiện đồng thời với tình trạng rối loạn cảm giác, mất cảm giác, liệt cơ. Đối với những trường hợp mắc hội chứng đuôi ngựa dưới, người bệnh có thể bị rối loạn cảm giác vùng đáy chậu, rối loạn cơ thắt kiểu ngoại vi, không liệt hoặc chỉ liệt đối với một số động tác của bàn chân. Đối với những trường hợp mắc hội chứng đuôi ngựa giữa, người bệnh có triệu chứng liệt gấp cẳng chân, mất cảm giác toàn bộ ngón chân, liệt các động tác của ngón chân và bàn chân, rối loạn cơ thắt kiểu ngoại vi, mất mất cảm giác toàn bộ bàn chân, cẳng chân, mặt sau đùi và mông.

Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm

Không những cần xác định được bệnh nhân có mắc bệnh hay không mà còn phải biết được mức độ bệnh. Có rất nhiều xét nghiệm và kiểm tra mà bác sĩ có thể tiến hành. Bao gồm:

    Chụp X-quang: thường không hiển thị được triệu chứng của thoát vị đĩa đệm nhưng bác sĩ có thể quan sát được bất thường trên đường viền của cột sống.
  • Xét nghiệm Myelogram: bác sĩ sẽ dùng Thu*c để tiêm vào dịch tủy sống của người bệnh. Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang để quan sát những bất thường trên tủy sống.
  • Chụp CT: để lấy hình ảnh từ nhiều góc khác nhau, đồng thời quan sát được hình ảnh của tủy sống cũng như các cấu trúc xung quanh nó.
  • Chụp MRI: sử dụng sóng radio và từ trường để tạo hình ảnh chi tiết cho tủy sống cũng như các khu vực xung quanh. Nhờ đó mà xác định được vị trí của thoát vị đĩa đệm, xác định được vị trí của các dây thần kinh.

Điều trị thoát vị đĩa đệm

Bệnh thoát vị đĩa đệm để càng lâu sẽ ngày càng nặng và làm ảnh hưởng đến khả năng vận động của bệnh nhân. chính vì vậy cần phải áp dụng các biện pháp chữa trị càng sớm càng tốt.

# Nghỉ ngơi

Việc nghỉ ngơi có thể duy trì trong một vài ngày để giảm sưng và tạo điều kiện cho những tổn thương có cơ hội lành lại. Chú ý trong quá trình lưng bị đau thì nên tránh tập thể dục cũng như thực hiện các hoạt động đòi hỏi phải sử dụng động tác uốn cong hoặc nâng người.

Bác sĩ sẽ yêu cầu nghỉ ngơi tại giường nhưng chỉ nên duy trì từ 1-2 ngày và xen kẽ việc di chuyển và nghỉ ngơi để không bị cứng khớp.

Dùng đá chườm lạnh hoặc túi chườm nóng để giảm đau. điều này giúp tác động tích cực lên các khớp xương, tăng cường tuần hoàn máu. nhờ đó mà các triệu chứng sưng đau giảm đáng kể.

# Dùng Thu*c

Nếu quá đau mà không thể chịu nổi thì có thể dùng Thu*c giảm đau không kê đơn như: ibuprofen ( Motrin , Advil ) hoặc naproxen ( Aleve , Naprosyn )… Trên thực tế nhiều bệnh nhân đã sử dụng và thấy có hiệu quả khá tốt. Tuy nhiên không nên dùng quá nhiều trong thời gian dài mà không có chỉ định của bác sĩ, vì Thu*c có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khác.

Bác sĩ cũng có thể chỉ định dùng Thu*c giãn cơ để giảm co thắt cơ ở lưng. Đó là các loại Thu*c giảm đau thần kinh như: như amitriptyline ( Elavil , Vanatrip ), pregabalin (Lyrica) và tramadol (Ultram ), duloxetine (Cymbalta), gabapentin (Neur) là những lựa chọn để giảm đau.

Một số loại Thu*c giảm đau có thể dùng trong thời gian ngắn mà bác sĩ thường không kê đơn: codein hay oxycodone – acetaminophen ( Percocet )

Việc dùng Thu*c phải tuyệt đối tuân thủ theo những gì mà bác sĩ đã chỉ định về loại Thu*c cũng như liều lượng. nếu bệnh càng nặng hoặc có triệu chứng bất thường khi dùng Thu*c thì phải liên hệ ngay với bác sĩ.

# Phẫu thuật

Nếu việc dùng Thu*c không có hiệu quả, các triệu chứng ngày càng trầm trọng và làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để chữa thoát vị đĩa đệm. có thể áp dụng một trong những biện pháp phẫu thuật sau:

    Phẫu thuật vi phẫu thắt lưng: thường dùng để điều trị thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Biện pháp này sẽ giúp loại bỏ phần đĩa đệm đã bị thoát vị cũng như bất kì mảnh vỡ nào đang gây áp lực cho dây thần kinh cột sống.
  • Mổ lấy đĩa đệm, ghép xương cột sống cổ lối trước: đây là một trong những phương pháp hay dùng khi bị thoát vị đĩa đệm ở cổ. Để giảm áp lực thì toàn bộ đĩa đệm thoát vị sẽ bị loại bỏ. Xương sẽ được đặt vào đúng vị trí của đĩa đệm và chèn thêm dụng cụ thể chống đỡ cột sống.

Việc bệnh nhân nên áp dụng cách phẫu thuật nào còn phụ thuộc vào cơ địa, tình trạng bệnh cũng như điều kiện kinh tế. Bác sĩ sẽ dựa theo kết quả kiểm tra để đưa ra lời khuyên, giúp bệnh nhân dễ dàng lựa chọn hơn.

# Vật lý trị liệu

Một số bài tập có thể giúp cải thiện các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm. bạn nên đến các trung tâm để được các chuyên gia hỗ trợ thực hiện các bài tập để tăng cường cơ bắp cũng như hỗ trợ giảm đau lưng.

Thông thường các bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm hay được hướng dẫn các bài tập như sau:

    Bài tập kéo dài nhằm giữ cho cơ bắp linh hoạt

Ngoài các biện pháp trên, người bệnh cũng nên nhờ bác sĩ tư vấn về chế độ ăn để biết mình ăn gì để giúp cải thiện bệnh trong thời gian ngắn nhất.

Bệnh thoát vị đĩa đệm càng để lâu càng khó điều trị nên ngay từ khi có các dấu hiệu bệnh hãy nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được thăm khám và lắng nghe tư vấn.

Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt cho người bị thoát vị đĩa đệm

Để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm và phòng ngừa phát sinh biến chứng, người bệnh nên xây dựng và áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học, chế độ sinh hoạt phù hợp.

Chế độ dinh dưỡng khoa học

Dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phòng ngừa và hỗ trợ quá trình chữa bệnh thoát vị đĩa đệm một cách tự nhiên.

Việc biết, hiểu rõ và cân đối hàm lượng các chất trong thực đơn ăn uống mỗi ngày sẽ giúp bệnh nhân làm giảm nguy cơ thoái hóa ở các đốt sống và đẩy lùi quá trình loãng xương. từ đó làm giảm khả năng thoát vị đĩa đệm do sự suy giảm nhân nhầy dẫn đến ma sát giữa các đốt sống.

Chính vì những điều trên, người bệnh nên kiêng sử dụng / bổ sung những loại thực phẩm dưới đây vào chế độ ăn uống mỗi ngày:

Thực phẩm người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn

    Thực phẩm giàu canxi: Thực phẩm giàu canxi có nguồn gốc từ các loại rau của quả có màu xanh đậm, sữa. Thực phẩm này có khả năng giúp xương khớp chắc khỏe, thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương ở sụn khớp, phòng ngừa loãng xương và thoái hóa xương khớp.
  • Thực phẩm giàu magie và vitamin: Bổ sung cho cơ thể đầy đủ các loại vitamin thuộc nhóm vitamin C, vitamin D, vitamin E, vitamin K và magie. Bởi đây đều là những dưỡng chất thiết yếu có khả năng chống viêm, nâng cao sức khỏe của sụn khớp, đẩy nhanh quá trình hấp thụ canxi.
  • Thực phẩm giàu glucosamine, chondroitin: Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu glucosamine, chondroitin để đẩy nhanh quá trình tái tạo sụn khớp. Glucosamine, chondroitin có nhiều trong sụn sườn động vật, nước hầm xương.
  • Thực phẩm giàu Omega-3: Các loại cá như cá ngừ, cá hồi là nguồn cung cấp Omega-3 cho cơ thể. Thực phẩm này có tác dụng giảm đau do ma sát hoặc do va chạm cột sống, chống viêm).

Thực phẩm người bị thoát vị đĩa đệm không nên ăn

    Da gà và thịt bò: Việc ăn da gà và thịt bò trong quá trình điều trị bệnh có thể dẫn đến teo cơ.
  • Nội tạng động vật: Nội tạng động vật là thực phẩm chứa nhiều hàm lượng purin có khả năng làm giảm tính đàn hồi và gây rối loạn cấu trúc cột sống.
  • Các loại rượu, bia và chất kích thích: Hạn chế sử dụng các loại rượu, bia và chất kích thích vì những chất trong các sản phẩm này có khả năng đào thải lượng canxi trong cơ thể ra bên ngoài.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

    Duy trì cân nặng ở mức hợp lý. Bệnh nhân cần tránh rơi vào tình trạng thừa cân, béo phì. Bệnh nhân tránh duy trì áp lực quá nặng lên các khớp và cột sống.

Phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm

Những triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm làm cho người bệnh vô cùng mệt mỏi và có thể gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác. chính vì vậy cần phải áp dụng các biện pháp ngăn chặn bệnh. bạn nên thường xuyên áp dụng các biện pháp sau:

    Tập thể dục để tăng cường hoạt động của cơ bắp và hỗ trợ hoạt động của cột sống.

Thuocdantoc.vn không đua ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa. vậy nên tốt nhất bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi điều trị.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/thoat-vi-dia-dem)

Tin cùng nội dung

  • Nếu bạn hoặc một thành viên gia đình đã được chẩn đoán bệnh sa sút trí tuệ, điều quan trọng là bắt đầu lập kế hoạch cho tương lai. Hãy bàn bạc các vấn đề dưới đây với gia đình.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Chẩn đoán tiền sản là một số xét nghiệm giúp cho bác sĩ biết trước khi sinh thai của bạn có bị một số bệnh lý hay không (thường gặp là hội chứng Down). Chẩn đoán tiền sản gồm chọc ối và sinh thiết gai nhau giúp phát hiện ra những rối loạn di truyền trước sinh.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Những triệu chứng bệnh nha khoa phổ biến.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY