Bệnh theo mùa hôm nay

Thông tin cập nhật đầy đủ về bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng như mối họa lơ lửng trên đầu trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh rất dễ lây lan và chỉ có thể phòng tránh, chưa có Thu*c ngừa cũng như Thu*c đặc trị.
Bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng là một bệnh nhiễm vi rút cấp tính, lây truyền qua đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn.

Dấu hiệu nhận biết của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông. Bệnh phổ biến ở nhiều nước châu Á.

Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng

Tác nhân gây bệnh tay chân miệng thường gặp là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Virut lây lan rất nhanh qua đường miệng, qua các chất tiết mũi miệng, phân hay bọt nước từ trẻ bệnh sang trẻ lành.

Virut xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng hay ruột vào hệ thống hạch bạch huyết và từ đó sẽ phát triển rất nhanh và gây ra các tổn thương ở da và niêm mạc.

Cần chú ý phát hiện sớm biến chứng viêm vão màng não và đưa trẻ đến bênh viện trong vòng 6 giờ đầu sau khi xuất hiện các biểu hiện của biến chứng để được cấp cứu kịp thời.

Những biểu hiện chính của bệnh tay chân miệng?

Bệnh tay chân miệng do vi trùng đường ruột Ente'virus (E71) và Coxcakieruses gây nên. Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá, từ người sang người nên các yếu tố sinh hoạt tập thể như ở trường học khiến nguy cơ lây bệnh tăng cao, đặc biệt là trong các đợt bùng phát bệnh.

Thể điển hình của bệnh tay chân miệng được chia thành 4 giai đoạn như sau:

* Giai đoạn ủ bệnh: từ 3 - 7 ngày trẻ vẫn bình thường.

* Giai đoạn khởi phát: từ 1 - 2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.

* Giai đoạn toàn phát: Có thể kéo dài 3 - 10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh:

- Loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2 - 3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt.

- Phát ban dạng phỏng nước: Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm.

- Sốt nhẹ và nôn. Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng.

- Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh.

* Giai đoạn lui bệnh: Thường từ 3 - 5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn.

Sau khi khỏi bệnh, cơ thể bệnh nhân có miễn dịch với chủng virus gây bệnh, nhưng một người có thể bị bệnh tay chân miệng nhiều lần nếu lần sau bị nhiễm các chủng virus khác với những lần trước. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 10 tuổi, tuy nhiên người lớn chưa có miễn dịch với bệnh cũng có thể mắc bệnh.

Nên vệ sinh sạch sẽ khi trẻ bị bệnh


Tay chân miệng có thể lây qua những đường nào?

Những người bị tay chân miệng dễ gây lây lan nhất trong tuần đầu tiên mắc bệnh. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể bị lây trong tuần sau khi các triệu chứng biến mất. Một số người, đặc biệt là người lớn, những người bị nhiễm virus gây bệnh có thể không có bất cứ dấu hiệu nào, tuy nhiên, họ vẫn có thể lây lan virus cho người khác. Virus có thể lây lan qua các con đường:

- Tiếp xúc gần gũi, như ôm, hôn, hoặc chia sẻ bát và dụng cụ ăn uống,

- Ho và hắt hơi,

- Tiếp xúc với phân, có thể xảy ra trong quá trình thay tã,

- Tiếp xúc với dịch mủ

- Chạm vào những bề mặt có virus.

Biến chứng

Bệnh tay chân miệng thường không phát triển những biến chứng nghiêm trọng. Bệnh thường nhẹ, và gần như tất cả bệnh nhân hồi phục trong 7 đến 10 ngày mà không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, một người bị nhiễm bệnh vẫn có thể bị biến chứng sang viêm màng não virus (đặc trưng bởi sốt, đau đầu, cứng cổ, đau lưng) và có thể cần phải nhập viện trong một vài ngày. Biến chứng hiếm gặp khác bao gồm bệnh bại liệt như tê liệt hoặc viêm não (viêm não), có thể gây Tu vong.

Có một số bằng chứng cho thấy, việc nhiễm bệnh TCM trong thời gian ba tháng đầu của thai kỳ có thể dẫn đến sẩy thai, mặc dù điều này là rất hiếm. Nhưng để phòng ngừa, phụ nữ mang thai nên tránh tiếp xúc gần với những người có bệnh. Phụ nữ bị TCM khi mang bầu có thể vượt qua bệnh để sinh em bé, và em bé sinh ra với căn bệnh này thường chỉ có triệu chứng nhẹ.

Điều trị bệnh tay chân miệng

Cần đưa bệnh nhân đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu hoặc truyền nhiễm, không được tự mua Thu*c điều trị để tránh các biến chứng.

Hiện không có Thu*c đặc hiệu diệt virus gây bệnh tay chân miệng. Các biện pháp điều trị chủ yếu là chăm sóc bệnh nhân. Cho bệnh nhân dùng các loại Thu*c hạ sốt, giảm đau; bù đủ nước cho bệnh nhân nếu có sốt cao.

Bệnh nhân cần được ăn đủ dinh dưỡng, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu; vệ sinh miệng thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn. Tại các thương tổn ngoài da, bôi các dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm. Khi có biến chứng viêm não, màng não, viêm cơ tim, viêm phổi phải nhập viện để có biện pháp điều trị tích cực.

Với những trường hợp mắc bệnh nhẹ (độ I) thì có thể điều trị tại nhà theo sự chỉ dẫn của thầy Thu*c. Khi có một trong các triệu chứng sau: Sốt cao trên 39 độ C, giật mình liên tục, chới với, quấy khóc, bứt rứt, co giật thì người nhà cần đưa bé vào bệnh viện ngay.

Cách chăm sóc khi trẻ bị bệnh tốt nhất

Bệnh tay chân miệng có thể gây ra các biến chứng, song độ nguy hiểm thấp. Do đó không nên hốt hoảng khi phát hiện mắc bệnh. Nhiều người khi phát hiện trẻ bệnh thường bọc bé trong chăn kín, bắt ở nhà, không cho tiếp xúc với gió, ánh nắng mặt trời, vô tình làm cho bệnh ngày càng nặng hơn. Một số người sốt ruột chọc vỡ bóng nước là hoàn toàn không nên.

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu sốt hay nổi bóng nước ở bàn tay bàn chân, nên đưa trẻ đi khám ngay. Nếu trẻ được chẩn đoán mắc bệnh tay chân miệng, cần cách ly trẻ ngay và thông báo cho địa phương để có biện pháp khử khuẩn môi trường xung quanh, hạn chế tối đa khả năng lây lan bệnh tạo nên ổ dịch.

Nếu trẻ đang đi học, ngoài địa phương, cha mẹ còn cần thông báo cho trường học để nhà trường cũng có biện pháp vệ sinh, khử khuẩn trường lớp kịp thời, thậm chí cho học sinh nghỉ học tạm thời nếu có nhiều trẻ bị biến chứng nặng, đồng nghĩa với việc phát hiện một ổ dịch ngay tại trường.

Trong mọi trường hợp, cần tuân thủ yêu cầu của bác sĩ. Nếu bác sĩ xác định bệnh ở thể nhẹ thì cho bé về nhà theo dõi và nhất thiết phải tái khám theo lịch hẹn. Nếu bác sĩ cân nhắc thấy cần nhập viện, hãy nhập viện ngay để trẻ được theo dõi trong môi trường bệnh viện.

Dù được về nhà cũng phải theo dõi trẻ và khám lại ngay nếu có dấu hiệu trở nặng. Đặc biệt theo dõi giấc ngủ và cơn giật mình ở trẻ, nếu có. Đây là hai dấu hiệu quan trọng cho thấy trẻ bị biến chứng nặng. Những cơn giật mình thường xuất hiện khi trẻ thiu thiu ngủ, nhưng cũng có lúc trẻ giật mình khi hoàn toàn đang tỉnh táo, đang chơi đùa.

Khi trẻ bệnh, phải có chế độ chăm sóc hợp lý. Không nên kiêng tắm, ngược lại phải giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, tắm trong phòng kín gió với xà phòng sát khuẩn (sữa tắm có thể không đủ khả năng diệt khuẩn). Nên vệ sinh răng lưỡi cho trẻ hằng ngày. Với trẻ lớn, cho trẻ súc miệng bằng nước muối.

Dinh dưỡng

TS Từ Ngữ - Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam chia sẻ với VTV: "Giải pháp để đảm bảo sức khỏe cho trẻ, góp phần làm bệnh tay chân miệng thoái nhanh hơn là bổ sung các loại thức ăn chưa nhiều vitamin C và vitamin PP. Cần bổ sung protein và kẽm đầy đủ để tạo hàng rào cơ thể, tạo kháng nguyên, kháng thể cho trẻ”.

Ngoài ra, các bậc phụ huynh có thể bổ sung vitamin C cho trẻ qua các loại thực phẩm như rau xanh, bắp cải, đu đủ, còn vitamin PP có nhiều trong các thực phẩm như gan, thận, ngũ cốc. Đối với những trẻ bắt đầu bắt đầu có dấu hiệu mụn nước vỡ là bệnh đã thoái trào, cần bổ sung thêm nhiều vitamin A qua các loại thực phẩm như cà rốt, dưa chuột, ngô... để hỗ trợ bệnh mau lành, chống bội nhiễm.

Khi trẻ bị bệnh ở cấp độ 1, phụ huynh có thể để trẻ chăm sóc tại nhà. Lúc này, nên cho trẻ uống nhiều nước và ăn thức ăn dễ tiêu. Thức ăn cho trẻ phải mềm, lỏng nhưng đầy đủ dinh dưỡng. Không để trẻ ăn đồ có vị chua hoặc có nhiều gia vị.

Cách phòng bệnh tay chân miệng?

- Rửa tay thường xuyên với xà phòng trước khi chuẩn bị thức ăn và ăn uống, trước khi cho trẻ nhỏ ăn, sau khi sử dụng nhà vệ sinh và sau khi thay tã cho trẻ, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với các bọng nước;

- Làm sạch môi trường bị ô nhiễm và các vật dụng bẩn (bao gồm cả đồ chơi) với xà phòng và nước, sau đó khử trùng bằng các chất tẩy rửa thông thường;

- Tránh tiếp xúc gần (ôm, hôn, dùng chung đồ dùng...) với trẻ em bị bệnh tay chân miệng cũng có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh;

- Không cho trẻ sơ sinh và trẻ em bị bệnh đi mẫu giáo, nhà trẻ, trường học hoặc nơi đông người cho tới khi khỏe hẳn;

- Theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh và chăm sóc y tế kịp thời nếu trẻ sốt cao, li bì, mất tỉnh táo;

- Che miệng và mũi khi hắt hơi và ho;

- Xử lý khăn giấy và tã lót đã dùng bằng cách bỏ vào thùng rác và thải bỏ rác đúng cách;

- Luôn lau dọn nhà cửa, nhà trẻ, trường học sạch sẽ.

AloBacsi.com (TH)

XEM THÊM

>>> Bệnh tay chân miệng gia tăng tại TPHCM
>>> ​30 tuổi vẫn bị bệnh tay chân miệng
>>> 5 trẻ nhỏ Tu vong vì bệnh tay chân miệng nguy hiểm

TỔNG QUAN BỆNH

Phân biệt tay chân miệng và thủy đậu

Ai dễ mắc bệnh chân tay miệng nhất

Có thể bị bệnh tay chân miệng nhiều lần?

Bỗng nhiên bị mệt, cẩn thận bệnh tay chân miệng

TRIỆU CHỨNG

Cho trẻ đi bơi có bị lây tay chân miệng?

Những sai lầm khiến dễ lây bệnh tay chân miệng

Bất thường bệnh tay chân miệng

DINH DƯỠNG

Dinh dưỡng cho trẻ mắc tay chân miệng

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị bệnh tay chân miệng

PHÒNG NGỪA

Tư vấn "Cách đơn giản phòng bệnh tay chân miệng"

Bệnh tay chân miệng: Cách phòng tránh cho trẻ khi đến trường

5 khuyến cáo phòng bệnh tay - chân - miệng

Phải làm gì để trẻ không mắc bệnh tay - chân - miệng?

Cách chăm sóc trẻ khi bị tay chân miệng tại nhà, đúng cách

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/thong-tin-cap-nhat-day-du-ve-benh-tay-chan-mieng-n246274.html)

Tin cùng nội dung

  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Những triệu chứng bệnh nha khoa phổ biến.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY