Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Thủ phạm khiến hàng loạt trẻ sơ sinh khuyết tật thiếu não

Hàng chục ca sinh ở bang Washington, Mỹ bị khuyết tật thiếu não, trong khi đó, những bang khác lại không hề có ca nào.
khuyết tật thiếu não, trong khi đó, những bang khác lại không hề có ca nào, người ta tình nghi thủ phạm chính là do bãi rác thải hạt nhân Handford.

CDC có đáng tin cậy?

Trung bình, cứ 1.000 trẻ chào đời sẽ có 1 mang tật ở não bộ hoặc tủy sống, những dị tật này gọi chung là khuyết tật ống thần kinh (Neural tube defect). Nó có liên quan đến lượng acid folic có trong cơ thể người mẹ. Nếu folic acid trong cơ thể thai phụ thấp thì bào thai có nguy cơ mắc khuyết tật khi sinh cao. Khuyết tật ống thần kinh là nói đến hiện tượng các đầu tận ống thần kinh không bít lại đúng cách, hệ thần kinh của trẻ lúc chào đời sẽ trở nên không bình thường, phổ biến nhất là khuyết tật ống thần kinh, nổi bật là thiếu hoặc không có não và khó qua khỏi sau khi chào đời, nếu sống được cũng dễ bị tàn tật như bị liệt chi, kèm theo những trục trặc ở nhiều bộ phận khác. Chính vì tầm quan trọng như vậy nên các nhà chuyên môn khuyến cáo phụ nữ trước và trong khi mang thai nên ăn uống cân bằng, đủ chất, đặc biệt là bổ sung acid folic hay còn gọi là vitamin nhóm B.

Tháng 9/2013, Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Mỹ (CDC) công bố báo cáo mang tên Điều tra trẻ sơ sinh bị khuyết tật ống thần kinh tại bang Washington 2010 - 2013. Theo báo cáo, chỉ trong vòng 3 năm, tại 3 quận của Washington có tới 27 trẻ sơ sinh bị khuyết tật ống thần kinh, song theo CDC lại không có nguyên nhân rõ ràng. Trước đó, tháng 8/2012, Sở Y tế Washington (DOH) đã vào cuộc do sức ép dư luận về hiện tượng trẻ bị khuyết tật ống thần kinh (NTD) tăng đột biến, đặc biệt là hiện tượng sinh thiếu não (anencephaly births), có nghĩa một phần chính não, hộp sọ và màng bọc được hình thành trong giai đoạn phát triển của phôi bào lại không có. NTD xuất hiện khi đầu tận ống thần kinh không bịt lại đúng cách, thường diễn ra trong giai đoạn từ ngày thứ 23 đến ngày 26 sau khi thụ thai. Qua kiểm tra 27 ca NTD của những phụ nữ mang thai trong giai đoạn từ tháng 1/2010 đến tháng 1/2013, CDC phát hiện thấy có 23 phụ nữ mang thai bị ảnh hưởng bởi hiện tượng sinh thiếu não, 3 trường hợp mắc tật nứt đốt sống và 1 bị thoát vị não. Như vậy, tỷ lệ trẻ bị mắc chứng khuyết tật sinh cao gấp 4 lần so với ở những nơi khác của Mỹ.

Mặc dù CDC đã có kết luận chính thức nhưng dư luận không đồng tình bởi thực tế đã quá rõ, nhất là tại 3 quận Benton, Franklin và Yakima, cả ba đều nằm liền kề bãi rác Handford đặt tại quận Benton.

Bãi rác hạt nhân Hanford có tuổi thọ trên 6 thập kỷ, hiện đang rò rỉ chất phóng xạ xuống sông Columbia. Handford được hình thành trong giai đoạn 1943 - 1964, sản phẩm thải của 8 lò phản ứng hạt nhân và của 5 liên hợp xử lý plytonium. Đây là những công xưởng xử lý plutonium dùng sản xuất trên 60.000 loại vũ khí mang đầu đạn hạt nhân của Mỹ và một số sản phẩm thải của các trung tâm nghiên cứu phát triển nhà máy điện hạt nhân.

Theo những xét nghiệm mới nhất, các chất gây ô nhiễm gồm các đồng vị phóng xạ và đơn vị phóng xạ (terabecquerels)... Đây là những chất phóng xạ đã tìm thấy có mặt tại sông Columbia và vùng ven biển của bang Washington và Oregon. Không chỉ có nước bị nhiễm xạ mà không khí cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi các đồng vị phóng xạ lan tỏa trong bầu không khí và được gió đưa đi. Giai đoạn từ 1945 - 1951 được xem là thời kỳ cao điểm của ô nhiễm phóng xạ tại Washington, Idaho, Oregon, Montana và cả sang British Columbia. Chưa hết, những chất phóng xạ này còn ngấm vào các sản phẩm nông nghiệp như lúa gạo, cá, súc vật và truyền sang cho cơ thể con người. Theo báo cáo mang tên Green Run, mặc dù mức độ ô nhiễm rất cao nhưng Chính phủ lại bưng bít sự thật. Năm 1986, Bộ Năng lượng Mỹ phân loại các tài liệu mật và cho biết, có trên 2.000 người dân ở quanh vùng Handford bị mắc bệnh và phát đơn kiện lên Chính phủ.

Một trong những sự kiện mới nhất diễn ra cuối năm 2013, Thống đốc bang Washington, Jay Inslee đã công bố báo cáo cho hay các chuyên gia Sở Môi trường bang phát hiện thấy chất phóng xạ rò rỉ từ một thùng chứa hạt nhân tại Handford. Sau một ngày, thông tin trên được công bố, ông Inslee còn cho biết thêm, có tất cả 6 téc chứa chất thải rò rỉ phóng xạ nhưng không gây nguy hiểm.

Theo Sở Năng lượng Washington, vỏ bọc của các téc chứa này có tuổi thọ trên 20 năm, như vậy, khu vực 3 quận này đã bị ô nhiễm từ lâu, bởi có tới 53 triệu galon chất thải (tương đương 200.000m3) đã được thoát ra ngoài, chưa kể 710.000m3 các chất thải cứng. Tổng thể, có khoảng 520km2 vùng đất bị ô nhiễm vì các vật liệu phóng xạ. Việc phát hiện rò rỉ chất phóng xạ lỏng từ 6 téc chứa ở Hanford được xem là mới nhất kể từ năm 2005, đây chính là thủ phạm góp phần làm cho tỷ lệ trẻ khuyết tật khi sinh gia tăng, biến 3 quận xung quanh bãi thải Handford trở thành những nơi có tỷ lệ mắc NTD cao nhất nước Mỹ hiện nay.

(Theo TSW, 3/2014)

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-thu-pham-khien-hang-loat-tre-so-sinh-khuyet-tat-thieu-nao-19748.html)

Tin cùng nội dung

  • Nếu bé đang bị sốt, có dịch chảy ra từ tai, quấy khóc và kém ăn thì rất có thể trẻ đang bị nhiễm trùng tai do các thủ phạm dưới đây.
  • Đối với trẻ không nghe được, nếu không can thiệp kịp thời sẽ không nói được (điếc câm), trong khi thực chất bộ phận phát âm hoàn toàn bình thường.
  • Đau đầu là một trong những cơn đau thường gặp phải nhiều nhất và cũng gây không ít khó chịu, đau đớn cho những ai “vướng” phải nó.
  • Cháu bé Đinh Văn Rể ở tỉnh Quảng Ngãi đã 5 tuổi nhưng chỉ nặng 3 kg và cao 50 cm, yếu ớt chẳng khác trẻ mới sinh ra.
  • Cậu bé 12 tuổi vật lộn với bài toán lớp 2 bởi chứng suy tuyến giáp bẩm sinh, chậm phát triển trí tuệ.
  • Thận ứ nước là một tình trạng bệnh lý bẩm sinh gây ra do sự hẹp hay tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.
  • Mách mẹ những cách tham chiếu để biết con mình khi 0-12 tháng có thông minh, phát triển não bộ tốt hay không.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • ...Nói “huỵch toẹt” ra: đây là một dạng “gấu bông quý tộc” vô tích sự! Nhóm trẻ “tầm gửi” có sĩ số ngày càng tăng này bị khuyết tật về kỹ năng sống, tính tự lập gần như bằng 0...
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.