Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Thực hư về căn bệnh thiếu máu cơ tim gây đột tử?

(MangYTe)- Tôi bị chẩn đoán thiếu máu cơ tim, nghe rất lạ tai, tra thông tin trên mạng thì thấy nó không giống thiếu máu bình thường mà có thể gây đau ngực rồi đột tử.

Bạn đọc Nguyễn Thị Hà M. (53 tuổi; ngụ quận Tân Bình, TP HCM) hỏi: Hồi trẻ có những đợt khám sức khỏe tôi bị chẩn đoán là thiếu máu do thiếu sắt. Vừa rồi, khi đi khám sức khỏe, tôi lại bị chẩn đoán là "thiếu máu cơ tim". Nếu thực sự "thiếu máu cơ tim" khác thiếu máu thường và có thể gây đột tử ch*t người thì tôi nên làm gì để đối phó? Có triệu chứng gì cảnh báo không?

Bác sĩ chuyên khoa II Trương Quang Anh Vũ, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp - Bệnh viện Thống Nhất (TP HCM), trả lời:

Tình trạng thiếu máu cơ tim là do động mạch vành cung cấp máu nuôi cơ tim bị hẹp do các mảng xơ vữa, dẫn đến cơ tim bị thiếu máu nuôi.

Đặc biệt, khi hoạt động gắng sức hoặc xúc động, cơ tim tăng nhịp đập, tăng co bóp để tống máu nuôi cơ thể, lúc đó cơ tim cần cung cấp máu nuôi hơn bình thường nhưng động mạch vành bị hẹp do mảng xơ vữa, cơ tim không được cung cấp đủ máu nuôi, có thể dẫn đến tình trạng đau thắt ngực trái do thiếu máu cơ tim cấp hoặc nặng hơn là nhồi máu cơ tim cấp.

Để phòng tránh nguy cơ này, chị nên khám chuyên khoa tim mạch định kỳ mỗi tháng, tầm soát thêm tình trạng động mạch vành (điện tim gắng sức, siêu âm tim gắng sức, MSCT động mạch vành… theo chỉ định của bác sĩ), kiểm tra tình trạng lipid máu, theo dõi huyết áp. Tùy thuộc các kết quả xét nghiệm, bác sỹ chuyên khoa tim mạch sẽ kê đơn Thu*c phù hợp.

Ngoài ra, chị cần điều chỉnh sinh hoạt: Tập thể dục thường xuyên, vừa sức; ăn nhạt, tiết chế dầu mỡ.

Anh Thư ghi

Mạng Y Tế
Nguồn: Người lao động (https://nld.com.vn/suc-khoe/thuc-hu-ve-can-benh-thieu-mau-co-tim-gay-dot-tu-20200208083350485.htm)

Tin cùng nội dung

  • Theo y học cổ truyền, nghệ đen có vị cay, đắng, tính ôn, không đọc, có tác dụng phá huyết, thông kinh, hành khí, điêu tích, hóa thực.
  • Đó là kết luận của các nhà khoa học thuộc Trung tâm Trẻ em Johns Hopkins (Mỹ). Họ nhận thấy, hàm lượng vitamin D thấp ở trẻ có thể gây thiếu máu.
  • Loét dạ dày là bịnh rất thường gặp, nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm vi khuẩn H.Pylori trong dạ dày và do sử dụng các Thu*c giảm đau chống viêm.
  • Người thiếu máu cần bổ máu. Phàm là Thu*c bổ máu như: a giao, đương quy, thục địa, hà thủ ô đều có thể dùng; thức ăn như: gà, vịt, cá, thịt… đều là những thức ăn tốt để bổ máu.
  • Thiếu máu cơ tim là tình trạng bệnh lý động mạch vành thường gặp, đặc biệt ở những người có tuổi và cao tuổi. Biểu hiện trên lâm sàng bằng cơn đau thắt ngực, nặng hơn có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim. Y học cổ truyền đề cập đến bệnh lý thiếu máu cơ tim trong các chứng bệnh như: tâm giảo thống, trấn tâm thống và hung tý với các biện pháp trị liệu khác nhau, trong đó có việc sử dụng các phương trà dược. Có thể dẫn ra một số ví dụ điển hình như sau:
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Xơ vữa động mạch (atherosclerosis) là bệnh làm động mạch của bạn trở nên cứng và hẹp đi. Thậm chí, động mạch có thể bị tắc hoàn toàn. Động mạch là những mạch máu mang máu từ tim đến những phần còn lại của cơ thể.
  • Xạ hình tưới máu cơ tim (myocardial perfusion scan) dùng một lượng nhỏ chất phóng xạ để ghi hình. Những hình ảnh này giúp cho người bác sĩ thấy được lượng máu đến nuôi cơ tim có đủ hay không.
  • Các chuyên gia tim mạch sử dụng aspirin cho các bệnh nhân bị chứng xơ vữa động mạch nhằm ngăn cản tạo cục máu đông gây ra tai biến não cũng như tim.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY