Đa khoa hôm nay

Đa khoa là từ dùng để chỉ một cơ sở y tế hoặc bác sĩ đảm nhiệm điều trị nhiều chuyên khoa

Thực phẩm cho người đái tháo đường

Ngoài việc dùng Thu*c theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) cần có chế độ ăn hợp lý.
Chế độ ăn uống hợp lý

Người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) phải rất chú ý đến việc dùng đúng cách chất carbohydrate. Mọi loại đường đều làm tăng mức glucose trong máu. Bệnh nhân ĐTĐ chỉ nên tiêu thụ rất ít chất ngọt; hạn chế các loại thức ăn chứa đường hấp thu nhanh; cũng giảm bớt thực phẩm có đường hấp thu chậm.

Tổng số calori hàng ngày của bệnh nhân phân bố từ bột, đạm, béo là 60 - 70% từ chất bột, 10 - 20% từ chất đạm, không quá 20% từ chất béo.

Bệnh nhân ĐTĐ nên dùng thức ăn giàu chất xơ (30 - 40g mỗi ngày); vì khi ăn chất bột cùng với chất xơ thì bột biến thành đường glucose rất chậm để vào máu, do đó không làm đường trong máu tăng cao. Các thực phẩm giàu chất xơ như: trái cây, rau, đậu, đậu Hòa Lan, đậu rồng, ngũ cốc nguyên hạt; chất xơ hòa tan được với nước rất có ích như: pectin, có trong lê, táo…

Người bệnh ĐTĐ nên kiêng mứt trái cây, trái cây chín ngọt, các loại mật ong, bánh mứt, kẹo, sôcôla… tóm lại là những thức ăn có hàm lượng đường cao; các loại nước uống có ga như: côcacôla, pepsi, nước trái cây… chứa lượng đường đáng kể đều gây tác hại cho bệnh nhân ĐTĐ.

Các loại rượu đều là nguồn cung ứng calori cao nên không có lợi cho việc giảm chất béo ở cơ thể, do đó không nên tiếp tục uống rượu. Có thể thận trọng uống một ít rượu trong phạm vi an toàn: đàn ông uống 2 - 3 chai bia nhỏ, hoặc một loại rượu tương đương khác mỗi tuần 2 - 3 lần. Còn phái nữ nếu có uống rượu thì chỉ nên uống nửa số lượng đó.

Chất khoáng chromium cần cho cơ thể sản xuất ra một chất kết hợp với insulin giúp tế bào sử dụng glucose. Khẩu phần mỗi ngày cần cung cấp 50 - 200mcg chromium. Thức ăn chức nhiều chromium là men bia, ngũ cốc không xát, bánh từ lúa mì, phô mai, nước cam và cải soong. Các gia vị như quế, nghệ, nụ đinh hương, lá nguyệt quế giúp cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn.

Vitamin E giúp cho kiểm soát đường máu và phòng ngừa bệnh tim. Vitamin C ở liều cao có thể cản trở hoạt động của insulin.

Thực trị bệnh đái tháo đường

Theo thực đơn một: dùng trong giai đoạn điều trị, giúp cho cơ thể trở lại trạng thái cân bằng. Thực đơn này có đặc tính điều hòa mau chóng, gồm:

Gạo tẻ lứt 100%: số lượng tùy mức độ tiêu thụ của người bệnh; nhưng không quá 400g/ngày, không bao giờ ăn no. Chế biến dưới dạng cháo cơm hoặc bánh tuyệt đối không pha hóa chất hoặc dầu mỡ.

Muối, mè lứt: tỉ lệ muối và vừng tùy trạng thái của người bệnh lúc đó, cụ thể và đơn giản là dựa vào phân lòng hay bón mà gia giảm.

- Phân táo: 1g muối trộn vớí 10 - 12g vừng.

- Phân lỏng: 1g muối trộn với 5g vừng.

- Phân bình thường: 1g muối trộn với 6 - 7g vừng.

- Mỗi ngày không quá 50g muối vừng.

Gạo lứt rang sẫm nấu nước uống mỗi ngày 1/2 lít hoặc nước đun sôi giữ ở mức nóng khoảng 37oC. Thời gian ăn theo thực đơn 1, đến khi nào bệnh bắt đầu ổn định.

Thực đơn hai: dùng trong giai đoạn điều dưỡng, giúp cho bệnh mau chóng ổn định, đồng thời phục hồi sức khỏe. Thực đơn này có thêm thức ăn ngoài gạo lứt muối mè; không những để bổ sung theo nhu cầu loại bệnh mà còn để thay đổi món ăn cho bệnh nhân. Do đó, cần theo dõi sự quân bình, hợp lý trong từng bữa ăn qua xem xét phân và nước tiểu.

Thức ăn chính: gạo lứt tẻ 60% trộn tạp cốc (đậu đỏ 10%, đậu đen 10%, đậu nành 10%, kê 5%, vừng 5%). Số lượng và cách sử dụng như trong thực đơn 1.

Muối, vừng lứt như thực đơn 1. Rau, củ, cá... có quy định loại dùng cho từng bệnh. Mỗi ngày không quá 200g.

Thức ăn phụ: bí đỏ đẩy mạnh hoạt động của tụy, thúc đẩy sinh sản chất insulin.

Các loại hành tỏi có tác dụng nâng cao hấp thu vitamin B1.

Ăn những thứ này cùng với loại rau có nhiều vitamin càng có nhiều hiệu quả. Cà rốt, ngó sen có nhiều xơ tác dụng ngăn chặn chỉ số đường huyết tăng cao. Các loại nấm hương, mộc nhĩ tăng hiệu quả của vitamin D trong cơ thể, có tác dụng phân giải xử lý phần đường dư thừa trong cơ thể.

Một trong những lý do tăng nhanh chỉ số đường huyết là thiếu chất khoáng. Xì dầu chứa nhiều loại khoáng, men và các loại rau câu chứa nhiều iốt, canxi... Ăn lẫn với cá nhỏ ốc hến cũng tốt. Ngoài ra, tăng cường thức ăn bổ như: mầm mộng, diệp lục tố, men chẳng hạn có tác dụng nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Thức uống: dùng nước ép các loại rau: lá tía tô, lá củ cải, cà rốt, cần tây, mùi tây, cải bắp. Có thể dùng thêm sữa đậu, nước rau câu, mầm mộng, tác dụng rõ rệt để lọc máu.

Khẩu phần mỗi ngày cần cung cấp 50 - 200 microgram chromium

BS.CKII. HUỲNH TẤN VŨ

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-thuc-pham-cho-nguoi-dai-thao-duong-22021.html)

Chủ đề liên quan:

đái tháo đường thực phẩm

Tin cùng nội dung

  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY