An toàn thực phẩm hôm nay

Thực phẩm chức năng chữa bệnh: Đừng để tiền mất, tật mang

(MangYTe) - Việc quảng cáo sai sự thật các sản phẩm thực phẩm chức năng (TPCN) không chỉ là nỗi bức xúc của cơ quan quản lý mà của rất nhiều người tiêu dùng. Phóng viên báo Kinh tế Đô thị đã trao đổi với Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế Nguyễn Thanh Phong xung quanh vấn đề này.

 Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế Nguyễn Thanh Phong 
Thưa ông, hiện nay, nhiều DN có sản phẩm đang quảng cáo sai quy định dưới những hình thức rất tinh vi, vậy đến nay, Cục ATTP đã xử lý được bao nhiêu trường hợp vi phạm?

- Thời gian qua, Cục ATTP cũng như các cơ quan chức năng liên quan đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt xử lý các đơn vị sai phạm trong quảng cáo TPCN, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Điển hình, chỉ trong một tháng qua, Cục đã ra quyết định xử phạt 16 cơ sở vi phạm quy định về quảng cáo với số tiền hơn 1,1 tỷ đồng. Lũy kế từ đầu năm 2020 đến nay, 24 cơ sở bị xử phạt với tổng số tiền trên 1,62 tỷ đồng. Trong đó, có những vi phạm nghiêm trọng như sản xuất, bán sản phẩm TPCN không có giá trị sử dụng, quảng cáo TPCN gây hiểu nhầm như Thu*c chữa bệnh. Đó là chưa kể sai phạm về ghi nhãn TPCN, sai so với hồ sơ công bố, sử dụng hình ảnh không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.

Đơn cử như khi dịch Covid-19 hoành hành, một số đối tượng đã lợi dụng mạng xã hội để quảng cáo nhiều loại TPCN có tác dụng tiêu diệt virus SARS-CoV-2. Thậm chí, có những đơn vị "mượn” hình ảnh bác sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng để quảng cáo sản phẩm. Bên cạnh đó, tình trạng bán TPCN online, tư vấn trực tiếp cho người dùng qua điện thoại, không công khai nơi trưng bày...

Những chiêu trò quảng cáo trá hình đã và đang gây khó khăn cho công tác kiểm tra, xử lý như thế nào, thưa ông?

- Rất nhiều quảng cáo TPCN có nội dung “lập lờ đánh lận con đen”, gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng. Không ít người vì tin lời quảng cáo nên bỏ nhiều tiền ra mua TPCN trị bệnh, bỏ lỡ quy trình điều trị, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, thậm chí tính mạng. Trong khi đó, hiện nay, các hành vi vi phạm quy định về quảng cáo TPCN thường chỉ bị xử phạt hành chính với mức xử phạt chưa đủ răn đe cùng biện pháp bổ sung là gỡ bỏ nội dung quảng cáo.

Tuy nhiên, kể từ lúc sản phẩm được quảng cáo đến khi cơ quan chức năng ra quyết định xử lý có thể là khoảng thời gian rất dài để sản phẩm “lộng hành” lừa dối người tiêu dùng. Nhiều DN cố tình vi phạm, chấp nhận bị phạt để bán hàng, quảng cáo TPCN...

Mặt khác, việc xử lý sai phạm không hề dễ dàng. Bởi nhiều trường hợp công bố sản phẩm trên mạng xã hội, trên các trang web khi mời đại diện DN tới để lập biên bản xử phạt thì phía DN phủ nhận việc quảng cáo sản phẩm nói trên, trong khi bình thường thì họ phải phản ứng nếu bị mạo danh.

Hiện các vi phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh TPCN đang ngày càng tinh vi, khiến cơ quan chức năng khó xử lý. Theo quy định, vi phạm về quảng cáo thì xử lý theo Luật Xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, việc quản lý nội dung quảng cáo trên một số trang mạng xã hội, website hiện rất khó khăn, đặc biệt với những mạng xã hội, website có hệ thống máy chủ đặt ở nước ngoài.

 Cục ATTP đã phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý website quảng cáo sản phẩm.

Cục ATTP có những giải pháp gì để quản lý những vấn đề rất nan giải này, thưa ông?

- Trước tình hình đó, một mặt, Cục ATTP chuyển hồ sơ vụ việc sang Bộ TT&TT để xử lý theo quy định. Mặt khác, Cục ATTP thông báo trên trang website của Cục về các sản phẩm đang vi phạm quy định của pháp luật. Cùng với việc thành lập Đoàn liên ngành đột xuất, Cục ATTP đã chủ động mời Thanh tra Bộ TT&TT, Thanh tra Bộ VH TT&DL thành lập Tổ phản ứng nhanh nhằm mục đích nếu các phương tiện quảng cáo sai thì các lĩnh vực, các bộ ngành liên quan đến quản lý phương tiện đó phải xử lý.

Đặc biệt, Cục ATTP đã mời chủ thể đại diện của facebook đến thông báo rõ những quảng cáo sai phạm và đề nghị không được đưa thông tin đó. Nếu facebook vẫn cố tình đưa tin, Cục ATTP sẽ có văn bản báo cáo với Bộ Tài chính để ngân hàng không chuyển tiền đối với facebook quảng cáo thu tiền.

Để quản lý tốt hơn hoạt động sản xuất, kinh doanh TPCN, thời gian tới, cơ quan quản lý Nhà nước sẽ xử phạt các hành vi vi phạm với khung cao nhất; thường xuyên lấy mẫu kiểm nghiệm, tiến hành thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện sai phạm (nếu có) để ngăn chặn nguy cơ sản phẩm kém chất lượng tới tay người tiêu dùng.

Đồng thời, Cục ATTP khuyến cáo, tất cả các sản phẩm TPCN quảng cáo trên mạng xã hội, dùng thư tín bệnh nhân, hình ảnh cơ sở y tế, danh nghĩa cơ quan y tế, hình ảnh bác sĩ, có công dụng chữa bệnh nọ bệnh kia hay đẩy lùi bệnh là hoàn toàn sai sự thật, người dân tuyệt đối không mua.

TPCN chỉ hỗ trợ chứ không thể điều trị dứt bệnh. Để bảo đảm an toàn cho chính bản thân và gia đình, người tiêu dùng cần nâng cao cảnh giác để không bị các đối tượng mạo danh bác sĩ hay bệnh viện điều trị, kê đơn, bán Thu*c…

Xin cảm ơn ông!

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/thuc-pham-chuc-nang-chua-benh-dung-de-tien-mat-tat-mang-388711.html)

Tin cùng nội dung

  • Khi bắt đầu bước qua tuổi “băm”, lo thiếu hụt nội tiết tố nhiều chị em đã tự ý bổ sung bằng nhiều loại thực phẩm chức năng mà không có sự tư vấn, chỉ định của bác sĩ. Lợi đâu chưa thấy, chỉ thấy rằng đã có không ít người tự “rước bệnh vào thân”.
  • Thời tiết nồm ẩm là điều kiện thuận lợi cho nấm mốc tấn công thực phẩm làm giảm giá trị dinh dưỡng, dẫn tới các bệnh về đường tiêu hóa, ngộ độc…
  • Lại tiếp tục có 5 Công ty vi phạm về quảng cáo thực phẩm chức năng, bị Cục An toàn thực phẩm xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt là 80 triệu đồng.
  • Có nhiều mẩu quảng cáo rất hay và có ý nghĩa , nhưng cũng có rất nhiều mẩu quảng cáo “bẩn” đến nỗi xem qua thì đã thấy … “nổi da gà”.
  • Trước những sai phạm của Công ty cổ phần Thế giới Khoa học và Tự nhiên, cơ quan chức năng đã yêu cầu công ty này phải ngừng ngay việc tiêu thụ và thu hồi toàn bộ số sản phẩm hiện còn đang lưu hành trên thị trường
  • Các quy định về quảng cáo đang có những biến tướng. Biển quảng cáo gần như che hết các căn nhà mặt tiền của hàng chục tuyến phố.
  • Nhiều mẫu thực phẩm chức năng (TPCN) được kiểm nghiệm tại Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia - Bộ Y tế cho thấy, sự thật về chất lượng của sản phẩm không như nhà sản xuất,
  • Nhìn cô gái cười khoe hàm răng trắng đẹp quảng cáo cho Thu*c đánh răng, một chàng khen: - Chà! Hàm răng trắng đẹp tuyệt trần!
  • Đời sống người dân Việt Nam ở các thành phố lớn ngày càng tăng cao đã thúc đẩy nhu cầu sử dụng thực phẩm chức năng trong việc tăng cường sức khỏe,
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY