Dáng đẹp hôm nay

Thức uống thảo mộc, bài Thuốc từ dược liệu có thể hỗ trợ điều trị Covid-19

Chiều 30/3, buổi tọa đàm, giao lưu trực tuyến về “Vận dụng Y học cổ truyền (YHCT) trong phòng, chống dịch bệnh do virus” đã nhấn mạnh vai trò của y học cổ truyền trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 lây lan và chưa có Thuốc điều trị, virus SARS-Cov-2 xuất hiện ở gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 720.000 ca nhiễm, hơn 33.000 ca Tu vong bất chấp các nỗ lực của cả thế giới, việc tăng cường sức đề kháng cho người dân để chống lại tác động của dịch bệnh rất quan trọng.

Chương trình do Báo Sức khỏe Cộng Đồng (cơ quan của Hội Giáo dục Chăm sóc Sức khỏe Cộng đồng Việt Nam) phối hợp với trang Tin tức Việt Nam, Cổng thông tin Hội Giáo dục Chăm sóc Sức khỏe Cộng đồng Việt Nam tổ chức.

Ngày 17/3, Bộ Y tế đã ra Công văn 1306/BYT-YDCT của Bộ Y tế chỉ rõ: “Có thể tăng cường phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do SARS-Cov-2 bằng Thuốc và các phương pháp y học cổ truyền (YHCT).

Buổi tọa đàm, giao lưu trực tuyến đã làm rõ vai trò của YHCT vào việc phòng, chống dịch bệnh do virus, đặc biệt là các bệnh đường hô hấp như Covid-19 do virus SARS-Cov-2 gây ra. Đồng thời hướng dẫn người dân sử dụng các bài Thuốc do Bộ Y tế khuyến cáo vào cuộc sống thường nhật như thế nào cho đúng cách.

Tham dự buổi tọa đàm và giao lưu trực tuyến có các chuyên gia đầu ngành về YHCT ở Việt Nam: PGS. Nguyễn Xuân Ninh - Phó viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, Tổng Hội y học Việt Nam; TS., Lương y Phùng Tuấn Giang - Chủ tịch Viện Nghiên cứu phát triển Y dược cổ truyền Việt Nam; PGS.-TS. Hồ Bá Do - Phó Chủ tịch Hội Y học cổ truyền Việt Nam.

Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia đều đánh gia cao vai trò của YHCT trong chăm sóc sức khỏe. Đồng thời, họ cũng khẳng định những tác dụng của nhiều loại thảo mộc trong phòng chống bệnh do virus.

Theo PGS.TS. Hồ Bá Do, hướng dẫn của Bộ Y tế rất quan trọng và rất kịp thời. Nền YHCT đã có từ hàng ngàn năm nay và đem lại nhiều lợi ích chăm sóc sức khỏe. YHCT Việt Nam cũng đi trước Tây y. Vai trò của YHCT đối với chăm sóc sức khỏe của người dân Việt Nam vô cùng lớn.

Do vậy, việc kết hợp giữa y học cổ truyền và y học phương Tây để phòng chống dịch Covid-19 là vô cùng phù hợp, đặc biệt trong bối cảnh căn bệnh này chưa có Thuốc điều trị.

Tuy nhiên, một nghiên cứu của Viện Y học ứng dụng Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam) năm 2017 nhận thấy bài Thuốc gồm 9 loại thảo mộc có thể tăng cường sức đề kháng, thanh lọc cơ thể, có thể giúp phòng, tránh các bệnh do virus. Đặc biệt, trong bài Thuốc này có 2 loại thảo mộc được ứng dụng trong hầu hết các bài Thuốc do Bộ Y tế khuyến nghị sử dụng.

PGS Nguyễn Xuân Ninh, Phó Viện Trưởng - Viện Y Học ứng dụng Việt Nam nhấn mạnh: Công trình của Viện Y học Ứng dụng Việt Nam đã tập hợp 300 công trình nghiên cứu trong nước và thế giới.

Nghiên cứu đánh gia sâu về khía cạnh khoa học về tác dụng của bài Thuốc 9 loại thảo dược cung đình, đặc biệt là vị Thuốc kim ngân hoa và cam thảo – chứa hơn 150 hợp chất có tác dụng nhiều đến cơ chế thanh trừ, tẩy độc cho cơ thể, giúp tăng cường đề kháng, chống viêm hoặc ức chế gây viêm, ức chế hoạt động vi khuẩn, virus; Hạ sốt, an thần, giảm căng thẳng, đau họng, tăng cường tiêu hóa.

Trong khi đó, TS. Phùng Tuấn Giang chia sẻ: "Sử dụng thức uống thảo mộc, hoặc các bài Thuốc từ dược liệu hỗ trợ điều trị Covid-19 rất hiệu quả trong giai đoạn hiện nay. Những dược liệu này có tác dụng thanh phế, bài độc, tiêu viêm nhiễm, tăng cường miễn dịch.

Ví dụ như bài Thuốc “thanh phế bài độc phù chính thang”. Y học cổ truyền coi trọng công tác phòng bệnh nên việc tăng cường kháng thể tự nhiên, tăng cường vi khuẩn có lợi là việc rất quan trọng, sử dụng cho trường hợp phòng bệnh, những người nghi nhiễm và cách ly, những người già yếu mắc các bệnh mãn tính".

Cả ba vị chuyên gia đều có chung nhận định, các bài Thuốc khi sử dụng vẫn nên có hướng dẫn của người có chuyên môn y dược. Còn để sử dụng hàng ngày, nên chú ý các khuyến cáo đi kèm các bài Thuốc hoặc lựa chọn các sản phẩm có sẵn trên thị trường để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Mạng Y Tế
Nguồn: Giáo dục thời đại (https://giaoducthoidai.vn/thuc-uong-thao-moc-bai-thuoc-tu-duoc-lieu-co-the-ho-tro-dieu-tri-covid-19-20200330190506846.html)

Tin cùng nội dung

  • Thuốc hành khí và giáng khí được dùng để chữa các chứng bệnh khí trệ, khí uất, khí nghịch do khí trệ ở tỳ vị, can khí uất kết, vị khí nghịch, phế khí nghịch, co cứng các cơ gây ra.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Thuốc cố áp có tác dụng cầm mồ hôi, chữa di tinh, di niệu và cầm ỉa chảy, do các nguyên nhân khí hư, tỳ hư, thận hư gây ra. Các bài Thuốc cố sáp được tạo thành do các Thuốc cố sáp: cầm mồ hôi, cố tinh sáp niệu, cầm ỉa chảy với các Thuốc bổ khí, dương âm thanh nhiệt.
  • I. Các bài Thuốc tân ôn giải biểu Các bài Thuốc tân ôn giải biểu có tác dụng phát tán phong hàn chữa các chứng bệnh gây do ngoại cảm phong hàn: sợ lạnh, phát sốt, đầu, gáy cứng, đau chân tay, mình đau mỏi, miệng không khát, có mồ hôi hay không có mồ hôi rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phủ khẩn hay phù hoãn.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Các bài Thuốc chữa mụn nhọt viêm tấy gồm các vị Thuốc thanh, nhiệt giải độc, hoạt huyết, ôn thông khí huyết có tác dụng giải độc tiêu viêm, tán kết, trừ mủ.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY