Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Thuốc giải từ Hà Nội vào cứu hai bệnh nhân nghi nhiễm độc pate chay

Tối 25/3, bác sĩ từ Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai mang hai lọ Thuốc giải độc botulinum vào TP HCM, hội chẩn, điều trị hai bệnh nhân đang nguy kịch.

Dự kiến, hai lọ Thuốc sẽ được dùng điều trị bệnh nhân nghi nhiễm độc pate chay ở bệnh viện nhân dân 115 và nhi đồng 2.

Trao đổi với VnExpress, một bác sĩ Bệnh viện Nhân dân 115 cho biết hiện chưa xác định tình trạng ngộ độc của bệnh nhân do tác nhân gì. Các bác sĩ sẽ hội chẩn, lên phương án lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm tìm nguyên nhân.

"Triệu chứng lâm sàng giống nhiễm độc botulinum", bác sĩ nói.

Hiện TP HCM ghi nhận chùm ca bệnh gồm ba người từ Bình Dương nghi ngộ độc thực phẩm pate chay. Trong đó, người phụ nữ 53 tuổi đang hôn mê sâu, điều trị tại Bệnh viện Nhân dân 115. Em gái của bệnh nhân này đã Tu vong tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Một thiếu nữ 16 tuổi đang nguy kịch, điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2, là con gái của người bệnh đã Tu vong, đại diện Sở Y tế thành phố cho hay.

Cả ba người đều có cùng triệu chứng nhược cơ, suy tuần hoàn, suy hô hấp..., trước đó cùng ăn pate chay. người nhà cho biết trưa 20/3, gia đình nấu bún riêu chay tại miếu cách nhà khoảng hai km, ở thị trấn an thạnh, huyện thuận an, tỉnh bình dương, cho nhiều người cùng ăn. trong nguyên liệu thấy có một hộp pate chay đã bị phồng lên.

Ban quản lý an toàn thực phẩm tp hcm đang khẩn trương xác minh, thu thập thông tin để xử lý.

Sở y tế tp hcm yêu cầu người dân tạm ngưng sử dụng tất cả các sản phẩm có liên quan đến pate chay trong khi chờ xác định chính xác thông tin. riêng những ai đã cùng ăn pate chay với các bệnh nhân trên, cần đến bệnh viện gần nhất để được theo dõi và điều trị.

"Các loại thực phẩm đóng hộp, khi bị căng phồng, biến dạng thường có nguy cơ nhiễm độc tố, không nên sử dụng", bác sĩ khuyến cáo. Mọi người nên ăn chín uống sôi, sử dụng sản phẩm rõ nguồn gốc.

Thuốc giải độc tố của vi khuẩn Clostridium Botulinum tại Bệnh viện Bạch Mai, tháng 8/2020. Ảnh: Chi Lê.

Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế, cuối tháng 8/2020 cảnh báo về pate Minh Chay vì gây ngộ độc cho nhiều người. Hàng chục bệnh nhân ngộ độc bolutinum do ăn pate này ở nhiều địa phương trên khắp cả nước. Nhà chức trách xác định hàng nghìn người đã mua sản phẩm này và thu hồi được gần 300 lọ.

Hơn 30 năm việt nam không ghi nhận ca ngộ độc botulinum nào, do đó không dự trữ huyết thanh cũng như Thuốc giải độc. khi ấy, các bệnh viện đã đề nghị bộ y tế nhập Thuốc từ nước ngoài về điều trị.

Cuối tháng 8, who đã tài trợ toàn bộ chi phí và điều phối hai lọ Thuốc giải độc botulinum từ thái lan về hà nội để cứu hai vợ chồng ngộ độc botulinum điều trị tại bệnh viện bạch mai. Thuốc có giá 8.000 usd một lọ. một số bệnh nhân không dùng Thuốc giải độc tố, được điều trị bằng phương pháp thay huyết tương, lọc máu, thở máy, tăng cường dinh dưỡng, bổ sung vitamin nhóm b, tập vật lý trị liệu, tiến độ hồi phục chậm.

Tháng 9/2020, tổ chức y tế thế giới (who) tài trợ khẩn cấp 10 liều Thuốc kháng độc botulinum đưa từ thụy sĩ về việt nam để cứu người bị ngộ độc botulinum do ăn pate minh chay.

Botulinum là loại độc tố thần kinh cực mạnh, sinh ra bởi vi khuẩn yếm khí - loại vi khuẩn ưa môi trường kín như thức ăn đóng hộp hoặc môi trường thực phẩm không đủ tiêu chuẩn kềm chế vi khuẩn phát triển, sinh độc tố.

Khi dùng thức ăn chứa độc tố botulinum, người bệnh xuất hiện các triệu chứng ngộ độc sau 12-36 giờ, thậm chí lâu hơn. Triệu chứng thường gặp là đau bụng, đau cơ, mệt mỏi, nhìn mờ hay nhìn đôi, khô miệng, nói khó, nuốt khó, sụp mi mắt, yếu cơ toàn thân. Cuối cùng, bệnh nhân khó thở, không thở được do liệt các cơ hô hấp. Các triệu chứng này xuất hiện chậm hay nhanh tùy thuộc vào lượng botulinum ăn phải.

Bệnh nhân ngộ độc botulinum nặng thường phải thở máy trung bình hai tháng hoặc hơn, mất nhiều tháng để phục hồi và có thể gặp nhiều biến chứng. nếu không điều trị kịp thời có thể Tu vong, liệt không hồi phục.

Lê Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/thuoc-giai-tu-ha-noi-vao-cuu-hai-benh-nhan-nghi-nhiem-doc-pate-chay-4254079.html)

Tin cùng nội dung

  • Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế thông báo cho các cơ sở khám chữa bệnh,
  • Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) và Ủy ban Thuốc sử dụng trên người (CHMP) thuộc EMA đã có thông tin đánh giá lợi ích...
  • Trong các cơ sở khám chữa bệnh, việc sử dụng kháng sinh vẫn còn bị lạm dụng hoặc dùng chưa hợp lý,
  • Thuốc được dùng để phòng và điều trị bệnh, nhưng Thuốc cũng là tác nhân gây dị ứng (dị ứng nguyên) và được gọi là dị ứng Thuốc.
  • Tôi bị tăng huyết áp, được bác sĩ chỉ định dùng Thuốc hạ huyết áp coversyl. Uống Thuốc được hai tuần thì tôi bị ho liên tục và dai dẳng.
  • Aspirin (acid acetylsalicylic) là một trong những Thuốc có trong Danh mục Thuốc thiết yếu và Danh mục Thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh ở nước ta.
  • Hydrocortison là một trong những Thu*c thiết yếu được dùng trong các cơ sở khám chữa bệnh tuyến y tế cơ sở và cũng là Thu*c được bán khá phổ biến trong các nhà Thu*c, hiệu Thu*c.
  • Trong nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu những phương cách giúp chăm sóc sức khỏe S*nh l*, sinh sản nam giới, lịch sử ngành nam học Việt Nam và thế giới đã gặp nhau ở luận điểm quan trọng, đó là về Testosterone nội sinh.
  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, tinh thần và trí tuệ.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY