Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Thuốc nhỏ mũi naphazolin có gây ngộ độc?

Khi bị các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như: chảy nước mũi, ngạt mũi, sổ mũi... người bệnh thường dùng Thuốc nhỏ mũi hoặc xịt mũi với mong muốn giảm thật nhanh các triệu chứng này.
Con gái tôi vừa tròn 5 tuổi, cháu bị chứng viêm mũi dị ứng nên thường xuyên bị ngạt mũi, sổ mũi, rất khó chịu. Hôm rồi cháu ở nhà một mình đã tự ý lấy lọ Thuốc nhỏ mũi naphazolin 0,05% ra nhỏ nhiều lần rồi lại nuốt Thuốc. Khi về nhà, tôi thấy cháu kêu chóng mặt, nhức đầu. Liệu đó có phải là triệu chứng của ngộ độc Thuốc nhỏ mũi không, thưa bác sĩ?

Thu Ngọc (Phủ Lý, Hà Nam)

Khi bị các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như: chảy nước mũi, ngạt mũi, sổ mũi... người bệnh thường dùng Thuốc nhỏ mũi hoặc xịt mũi với mong muốn giảm thật nhanh các triệu chứng này. Naphazolin là thành phần chính trong Thuốc nhỏ mũi, xịt mũi có tác dụng giúp giảm tình trạng nghẹt mũi nhờ tác dụng làm co mạch. Thuốc được dùng để giảm triệu chứng và giảm sung huyết trong các trường hợp viêm mũi cấp hoặc mạn tính, viêm mũi xoang dị ứng, cảm lạnh... Khi nhỏ Thuốc vào niêm mạc mũi, naphazolin làm co tại chỗ các tiểu động mạch đã bị giãn, giảm lưu lượng máu qua mũi và giảm sung huyết. Mũi hết ngạt và dễ thở tạm thời, sau đó thường bị ngạt mũi trở lại ở mức độ nhất định. Tác dụng co mạch đạt trong vòng 10 phút và kéo dài trong khoảng 2 - 6 giờ.

Do Thuốc làm thông mũi nhanh, tình trạng ngạt mũi được cải thiện đáng kể nên dễ bị lạm dụng. Liều dùng thông thường của naphazolin là nhỏ 1 - 2 giọt hoặc xịt vào lỗ mũi, 3 - 6 giờ một lần. Không nên dùng nhiều lần và liên tục để tránh bị sung huyết nặng trở lại. Không dùng naphazolin cho trẻ dưới 7 tuổi. Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi dùng dung dịch 0,05% hoặc 0,1%. Với trẻ dưới 7 tuổi, khi cần thiết, dùng dung dịch 0,025% theo chỉ định và theo dõi của thầy Thuốc. Chỉ được dùng dung dịch 0,05% cho trẻ em dưới 12 tuổi khi có chỉ định và giám sát của thầy Thuốc. Khi dùng Thuốc nhỏ mũi liên tục 3 ngày không đỡ, người bệnh cần ngừng Thuốc và đi khám bác sĩ.

Con gái bạn mới 5 tuổi là nằm trong diện chống chỉ định của Thuốc naphazolin (không dùng cho trẻ dưới 7 tuổi), nên dùng Thuốc dễ bị ngộ độc cấp tính. Cháu còn bé lại chưa ý thức được liều dùng nên việc nhỏ naphazolin nhiều lần trong ngày như vậy là dùng quá liều thì tình trạng ngộ độc Thuốc lại càng dễ xảy ra. Các triệu chứng ngộ độc cấp xảy ra khi dùng Thuốc nhỏ mũi naphazolin là: chóng mặt, nhức đầu, vã mồ hôi, thần kinh bứt rứt, run rẩy, lơ mơ. Nếu nặng, trẻ có thể hôn mê, co giật và ức chế hô hấp như thở chậm, hoặc ngưng thở gây nguy hiểm đến tính mạng...

Bạn cần lưu ý, với bất kể loại Thuốc nào, dù là bôi ngoài da hay nhỏ mũi thì cũng cần dùng đúng liều theo chỉ định của thầy Thuốc, không tự ý dùng Thuốc cho con hoặc để Thuốc trong tầm tay để trẻ tự ý lấy Thuốc dùng, như vậy sẽ dễ bị ngộ độc rất nguy hiểm. Bạn nên đưa con đi khám để được chỉ định dùng Thuốc và khắc phục tình trạng ngộ độc Thuốc của con.

DS. Minh Thành

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-thuoc-nho-mui-naphazolin-co-gay-ngo-doc-13886.html)

Tin cùng nội dung

  • Người bị ngộ độc sau khi ăn uống thực phẩm có hóa chất thường có triệu chứng đầy bụng, đau bụng, buồn nôn và nôn liên tục...
  • Cà độc dược là một vị Thu*c Đông y, chữa được nhiều bệnh lý, tuy vậy khi sử dụng, cần chú ý tuân thủ các hướng dẫn của thầy Thu*c.
  • Khi bị ngộ độc rượu, nạn nhân sẽ mất khả năng vận động tự chủ, không điều khiển được hành vi, gây ngừng thở và có thể Tu vong.
  • PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai cho biết, ngày Tết trẻ em hay bị ngộ độc thực phẩm bởi nguồn thực phẩm lưu trữ trong tủ lạnh.
  • Khi sơ cứu bằng gây nôn cho trẻ, người lớn phải lưu ý móc họng trẻ cho khéo, tránh làm xây xát họng trẻ.
  • Trứng, gan và mật cóc chứa nhiều bufotoxine, đây là chất cực độc đủ gây ch*t người với liều lượng rất nhỏ.
  • Hiện nay, vẫn còn khá nhiều người khi bị đau bụng đi ngoài thường ra hiệu Thuốc hỏi mua Thuốc cầm đi ngoài và được người bán Thuốc bán cho loại Thuốc cầm tiêu chảy rất phổ thông là loperamid.
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Nhiều ông bố bà mẹ tùy tiện dùng Thu*c nhỏ mũi cho con để rồi thót tim khi con gặp những phản ứng phụ phải nhập viện cấp cứu.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY