Ngoại Tim mạch hôm nay

Phẫu thuật tim mạch là nhiệm vụ chính trong việc khám, điều trị và can thiệp tim mạch, lồng ngực và các mạch máu ngoại vi bằng phương pháp ngoại khoa như nội soi, mổ phanh truyền thống, phẫu thuật can thiệp. Khoa ngoại tim mạch chuyên về điều trị các bệnh lý ngoại khoa có liên quan đến vấn đề lồng ngực - tim mạch như tim bẩm sinh, suy tim, phình động mạch, tổn thương/chấn thương thành ngực, phổi và các cơ quan trong lồng ngực như: gãy xương sườn, xương ức, thủng thành ngực, tổn thương các cơ quan tim, phổi, mạch máu,...

Thuốc tim mạch: Không dùng bừa bãi

Khi bạn bị cảm, ho, viêm họng, tiêu chảy, nôn ói... nói chung là bị bệnh nhẹ, có thể dùng Thuốc vài ngày sẽ khỏi bệnh. Thế nhưng, với bệnh tim mạch thì khác.
Thuốc để chữa các bệnh tim mạch, gọi tắt là Thuốc tim mạch, không thể uống một sớm một chiều trong thời gian ngắn mà cần có quá trình điều trị lâu dài, với sự thận trọng. Thậm chí, nhiều bệnh lý tim mạch đòi hỏi bạn phải dùng Thuốc suốt đời, ví dụ như: tăng huyết áp, suy tim

Người ta chia Thuốc tim mạch ra thành các nhóm: Thuốc điều trị suy tim, Thuốc điều trị tăng huyết áp, Thuốc điều trị loạn nhịp tim, Thuốc điều trị cơn đau thắt ngực...

Đối với Thuốc tim mạch, cần lưu ý những điều sau:

Thuốc tim mạch để tự chữa trị

Nếu bệnh nhân tự ý mua Thuốc uống mà không có sự đánh giá, theo dõi của bác sĩ, có thể xảy ra tai biến do Thuốc. Ví dụ:

- Một số Thuốc lợi tiểu nếu sử dụng tùy tiện có thể làm rối loạn điện giải gây vọp bẻ, mỏi cơ, thậm chí gây rối loạn chuyển hóa mỡ.

- Thuốc trợ tim (digital) tự ý dùng mà không có sự đánh giá, chỉnh liều của bác sĩ có thể dẫn đến ngộ độc, loạn nhịp tim.

- Thuốc hạ áp nếu dùng không đúng cách, quá liều có thể gây tụt huyết áp dẫn đến nhiều hậu quả không hay.

- Thuốc chống đông dùng trong một số bệnh tim mạch (rung nhĩ, bệnh nhân có bệnh van tim đã được thay van nhân tạo…) nếu không được bác sĩ theo dõi có thể gây rối loạn đông máu, chảy máu, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết ngoài da, xuất huyết não.

Thuốc tim mạch phải có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ

Bởi vì chỉ có bác sĩ nắm vững tính năng các Thuốc, khám bệnh trực tiếp sẽ lựa chọn Thuốc thích hợp và hướng dẫn thực hiện các nguyên tắc dùng Thuốc. Ví dụ, đối với bệnh tăng huyết áp (THA), sự lựa chọn Thuốc trị THA sẽ tùy thuộc vào: yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch, có sự tổn thương các cơ quan (như: suy thận, suy tim, dày thất trái…), có kèm bị bệnh đái tháo đường… Đặc biệt, đối với việc dùng Thuốc trị THA, bác sĩ sẽ giúp tuân thủ các nguyên tắc sau:

Trước hết, dùng liều thấp ban đầu và tăng liều dần dần với chỉ một loại Thuốc. Nếu không hiệu quả, mới kết hợp 2 Thuốc. Nếu Thuốc được chọn đầu tiên có hiệu quả kém và có nhiều tác dụng phụ thì đổi nhóm Thuốc khác, không cần tăng liều hoặc kết hợp thêm Thuốc thứ 2.

Nhiều người bị bệnh tăng huyết áp, sau một thời gian điều trị, huyết áp trở về bình thường. Họ tự cho rằng mình đã khỏi bệnh và tự ý ngưng Thuốc. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Khi huyết áp của bạn về bình thường - có nghĩa là huyết áp đang được kiểm soát tốt bởi chế độ dùng Thuốc. Vì vậy, bạn cần điều trị duy trì với liều lượng thích hợp mà không tự ý ngưng dùng. Nếu được, bạn nên tái khám và ngỏ ý muốn ngưng Thuốc với bác sĩ tim mạch đang điều trị cho bạn. Thông thường bác sĩ không cho ngưng Thuốc mà có thể điều chỉnh chế độ dùng Thuốc của bạn. Tự bạn không thể quyết định được loại Thuốc, liều lượng và thời gian dùng Thuốc trong sự điều chỉnh này. Chỉ có bác sĩ mới có thể điều chỉnh liều Thuốc thấp nhất, an toàn nhất và hiệu quả nhất. Phải có chương trình theo dõi, tái khám với bác sĩ tim mạch thì trái tim bạn được chăm sóc một cách cẩn thận và hiệu quả nhất.

Lấy trường hợp một bệnh tim mạch phổ biến là THA. Và Thuốc trị THA có nhiều loại (hiện có 7 nhóm Thuốc và mỗi nhóm có cả chục loại Thuốc), cho nên vấn đề sử dụng Thuốc trị THA không đơn giản mà khá phức tạp. Chỉ có bác sĩ điều trị mới là người có thẩm quyền chỉ định, hướng dẫn dùng Thuốc an toàn và hiệu quả, đặc biệt, bác sĩ sẽ là người đưa ra quyết định có nên thay Thuốc điều trị bấy lâu nay bằng một Thuốc mới hay không. Mọi sự thay đổi về dùng Thuốc phải hỏi ý kiến của bác sĩ và thay đổi như thế nào là thuộc thẩm quyền của bác sĩ điều trị. Bệnh nhân không được tự ý thay đổi Thuốc vì việc làm này rất nguy hiểm, dùng không đúng sẽ bị độc hại do Thuốc hoặc bệnh THA nặng hơn đến mức nguy hiểm.

Song song với chế độ điều trị dùng Thuốc, hầu hết các bệnh nhân bệnh tim mạch cần phải thay đổi, điều chỉnh lối sống, chế độ làm việc sao cho bớt stress, nên tập thể dục với cường độ thích hợp, ngưng hút Thuốc lá, chế độ ăn giảm muối, giảm chất béo… Nếu bạn ỷ lại vào Thuốc tim mạch mà ăn uống thoải mái, không kiêng cữ, có chế độ ăn quá mặn đối với bệnh THA, Thuốc sẽ không đạt hiệu quả như mong muốn.

Tóm lại, một chế độ sinh hoạt, ăn uống đúng mực, một tinh thần lạc quan, một chế độ dùng Thuốc và tái khám nghiêm túc sẽ giúp bạn kiểm soát được bệnh tim mạch một cách chủ động và tối ưu.

Lời khuyên của thầy Thuốc

Một thực tế thường xảy ra là nhiều người thấy mình có vẻ có bệnh tim mạch giống với một người nào đó nên tự ý mua Thuốc giống họ để uống mà không hề đi khám bệnh. Điều này hết sức nguy hiểm. Cần nhớ rằng, việc dùng Thuốc là cho từng cá thể và dùng phải hết sức tinh tế, không thể áp dụng một cách máy móc, lấy đơn Thuốc người này cho người kia dùng, dùng không đúng sẽ xảy ra những sự cố đáng tiếc.

Chú thích ảnh:

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-thuoc-tim-mach-khong-dung-bua-bai-13629.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, xin vui lòng cho tôi biết gói kiểm tra tăng huyết áp ở Phòng khám đa khoa quốc tế Yersin. Xin cảm ơn Mangyte nhiều nhiều. Đầu năm mới, xin kính chúc quý BS một năm An Khang - Thịnh Vượng và gặp nhiều điều vui, may mắn trong cuộc sống. (Phùng Sang - Quận 6, TPHCM),
  • Chào Mangyte. Xin cho tôi được hỏi gói khám về Tim mạch tổng quát tại Phòng khám đa khoa Quốc tế Yersin (số 10 Trương Định, Q.3, TPHCM) là bao nhiêu và gồm những xét nghiệm gì? Chân thành cảm ơn. (Hồng Bích Thúy - TPHCM),
  • BS ơi, tôi muốn kiểm tra tổng quát tim mạch nhằm phát hiện sớm những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch. Mangyte tư vấn giúp tôi chi phí kiểm tra tại phòng khám Yersin khoảng bao nhiêu để tôi chuẩn bị. Chân thành cảm ơn. (Minh Hoàng - Quận 4, TPHCM)
  • Xin kính chào Mangyte! Tôi bị đau ngực đã lâu năm, hay bị hồi hộp. Tôi muốn khám tim ở Viện tim TPHCM nhưng không biết ở đây có cho khám BHYT vượt tuyến không? Chi phí khám như thế nào? Có phải lấy số xong rồi mới hẹn lịch khám hay được khám luôn trong ngày? Xin chân thành cảm ơn Mangyte nhiều! (Thúy Hồng - Đồng Nai)
  • Chào Mangyte, thời gian gần đây tôi hay hồi hộp, cảm giác tim như có ai bóp nghẹt vậy. Tôi không biết mình bị bệnh gì nhưng BS trong công ty khuyên tôi nên khám tim. Mangyte giúp dùm tôi thông tin lấy số khám bệnh ở Viện tim và xin giới thiệu giúp vài phòng khám có BS chuyên khoa tim mạch. Trân trọng cảm ơn. Kính chúc Mangyte luôn phát triển và được bạn đọc yêu quý, tin tưởng như lâu nay. (Trường Bảo - TPHCM)
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Thật không may, các món ăn đặc trưng và truyền thống của người Việt trong ngày Tết hình như lại chưa phù hợp với người thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.