Nội tiết , Tiểu đường hôm nay

Tiêm insulin sao cho an toàn?

Dưới đây là một số cách giúp người bệnh cải thiện kỹ năng tiêm và phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra khi tiêm insulin.

Kỹ thuật tự tiêm insulin

Khi kê đơn điều trị bằng insulin, thường bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh đái tháođường phải học cách tự tiêm insulin. Phương pháp phổ biến nhất hiện nay là tiêm insulin bằng bơm(loại 1 hoặc 1/2ml) và kim tiêm. Đầu tiên phải rút insulin khỏi lọ Thu*c, sau đó tiêm vào lớp dướida và từ đây insulin sẽ được hấp thu vào dòng máu.


Người bệnh nên duy trì tiêm insulin của cùng mộtnhà sản xuất để hạn chế các phản ứng sau tiêm.

Vị trí tiêm dưới da: Tất cả tổ chức dưới da trên cơ thể đều có thểdùng để tiêm, tuy nhiên trên thực tế thường dùng vùng đùi, cánh tay, bụng, hông, lưng. Chọn mộtvùng tiêm cho vài ngày vào những giờ tiêm nhất định, sau khi hết điểm tiêm mới chuyển sang vùngkhác. Mỗi mũi tiêm cách nhau 2 - 4cm. Ví dụ: với người tiêm 3 mũi/ngày chẳng hạn, chọn vùng bụngcho các mũi tiêm buổi sáng, vùng cánh tay dành cho các mũi tiêm buổi trưa, vùng đùi cho các mũitiêm buổi chiều.

Giờ tiêm: 15 - 30 phút trước khi ăn nếu là loại insulin nhanh, kể cả loạitrung bình có pha trộn; 15 phút - 2 giờ trước khi ăn nếu là loại tác dụng trung bình (thường trướckhoảng 1 giờ). Lưu ý: Khi đã chọn giờ tiêm thích hợp không nên thay đổi giờ tiêm đó quá thườngxuyên.

Dụng cụ tiêm: Bông, cồn 70 độ, bơm tiêm hay bút tiêm. Cần chú ý sáttrùng cả nút cao su của lọ Thu*c khi lấy Thu*c.

Cách tiêm: Với bệnh nhân có lớp mỡ dày và bút tiêm hay bơm có kimtiêm với độ dài thích hợp thì tiêm thẳng hay chéo vào dưới da. Với các bệnh nhân có lớp mỡ dưới damỏng thì có thể dùng kỹ thuật véo da để tiêm.

Các hiện tượng kích ứng da tại chỗ sau tiêm

Đôi khi, đặc biệt là ở những lần tiêm đầu tiên, tại chỗ tiêm có thể bị đỏ vàsưng nề nhẹ. Nguyên nhân có thể là do insulin không tinh khiết hoặc do khi tiêm, kim tiêm đã đẩymột lượng cồn nhỏ vào mô dưới da. Để tránh hiện tượng này cần sát trùng bằng cồn trước, đợi khô rồimới tiêm. Nếu chỗ da bị kích ứng kéo dài trên 2 tuần hoặc thấy khó chịu, đau thì phải báo ngay chothầy Thu*c.

Sau khi tiêm có thể thấy đau buốt tại vùng tiêm, để giảm thiểu hiện tượng này,hãy lấy lọ insulin ra khỏi tủ lạnh trước 15 - 20 phút, xoa nhẹ bằng 2 lòng bàn tay trong vài phúttrước khi tiêm để lọ Thu*c có nhiệt độ ngang bằng nhiệt độ phòng; Thả lỏng các cơ tại vùng tiêm;Đâm kim nhanh qua da; Đâm thẳng kim, không đổi hướng kim sau khi đã chọc qua da.

Sau một thời gian điều trị, nếu phát hiện thấy vùng tiêm insulin bị lồi lõm,hoặc dày lên hoặc nổi cục, đó có thể là các biến chứng tại chỗ tiêm như teo đét hoặc phì đại tổchức mô dưới da, thường là hậu quả của tiêm không đúng kỹ thuật. Để tránh hoặc hạn chế hiện tượngnày, cần tuân thủ hướng dẫn quay vòng vị trí tiêm theo chiều kim đồng hồ hoặc đổi chỗ tiêm giữabụng - đùi - cánh tay…

Lưu ý, để hạn chế các phản ứng sau tiêm, người bệnh đái tháo đường nên duy trìtiêm insulin của cùng một nhà sản xuất, cất giữ insulin trong tủ lạnh cho tới khi đem ra dùng. Lọinsulin sau khi đã mở nắp có thể giữ được ở nhiệt độ phòng trong khoảng 6 tuần. Nên vứt bỏ các lọinsulin quá hạn hoặc để bên ngoài tủ lạnh trên 6 tuần. Không nên để trong môi trường quá nóng hoặctiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.

AloBacsi.vnTheo BS. Quý Nhân - Sức khỏe & Đời sống

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/tiem-insulin-sao-cho-an-toan-n83418.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh nhân tiểu đường có thể sớm kiểm tra xem có tổn thương thần kinh không, bằng cách sử dụng một thiết bị hoạt động bằng cách phát hiện bệnh tình qua mồ hôi.
  • Một nghiên cứu mới đây cho thấy những người bị sỏi thận có thể tăng nguy cơ bị tiểu đường týp 2 sau này.
  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY