Nội tiết , Tiểu đường hôm nay

Tiểu đường: bệnh cần nghiêm trị!

Khi người bệnh có đường trong nước tiểu thì thường đã ở giai đoạn muộn, nhiều khi đã có biến chứng, đặc biệt đối với đái tháo đường týp 2.

Tiểu đường là tiểu ra... đường?

Tuỳ theo tình trạng thiếu hụt insulin, người ta phân biệt hai loại đái tháo đường: týp 1 và týp 2. Trong đái tháo đường týp 1 có sự thiếu insulin tuyệt đối do tế bào bêta (tế bào tiết ra insulin) của tuyến tuỵ bị quá trình tự miễn gây huỷ hoại hoàn toàn. Đái tháo đường týp 1 thường xảy ra ở người trẻ tuổi, và trong điều trị, bắt buộc phải dùng Thu*c insulin (vì vậy, đái tháo đường týp 1 còn gọi là đái tháo đường phụ thuộc insulin).

Trong týp 2, có sự thiếu insulin tương đối do chỉ giảm sự tiết insulin hoặc có đề kháng insulin, tức là sự tiết insulin không thiếu nhưng insulin không nhạy cảm, không cho tác dụng trên các cơ quan đích (như mô cơ, mô gan). Đái tháo đường týp 2 thường xảy ra ở người trên 40 tuổi và có thể bị béo phì. Trong điều trị, thông thường không dùng đến insulin mà dùng Thu*c hạ đường huyết loại uống (do vậy đái tháo đường týp 2 còn được gọi đái tháo đường không phụ thuộc insulin).  Ngoài hai loại vừa kể còn có đái tháo đường trong thai nghén là tình trạng rối loạn dung nạp glucose được phát hiện lần đầu tiên trong thời kỳ mang thai. Trong đa số trường hợp đái tháo đường trong thai nghén, thai phụ sẽ trở lại bình thường sau khi sinh, nhưng vẫn có khoảng 30 - 50% có nguy cơ bị đái tháo đường thật sự.

Để biết có bị đái tháo đường hay không, nhất thiết phải đến bác sĩ để thăm khám và cho làm xét nghiệm đo đường trong máu. Một số người tự chẩn đoán bằng cách xem nước tiểu có bị kiến bu do nước tiểu chứa đường (vì có tên bệnh là "tiểu đường" mà!) là không đúng. Khi người bệnh có đường trong nước tiểu thì thường đã ở giai đoạn muộn, nhiều khi đã có biến chứng, đặc biệt đối với đái tháo đường týp 2.

Thu*c trị gồm những gì?

Trong đái tháo đường týp 1, do tế bào bêta tuyến tuỵ bị huỷ hoại (thường qua cơ chế rối loạn đáp ứng miễn dịch gọi là tự miễn) nên không tiết ra được insulin, phải điều trị bằng insulin là một protein gồm 51 axít amin phân làm hai chuỗi polypeptide (chuỗi A gồm 21 axít amin, chuỗi B gồm 30 axít amin) nối với nhau bởi hai liên kết dusulfid. Trong đái tháo đường týp 2, sự thiếu insulin do ba bất thường: giảm tiết insulin, đề kháng insulin (do giảm tác dụng của insulin trên tế bào mô đích, đặc biệt là tế bào cơ) và tăng sản xuất glucose từ gan. Vì vậy, để điều trị phải dùng các nhóm Thu*c hạ đường huyết loại uống như sau:

Làm tăng tiết insulin: gồm có nhóm sulfonylure (glibenclamid, glicazid, glimepirid) và nhóm glitinid (repaglinid, nateglinid).

Cải thiện tình trạng kháng insulin: gồm nhóm biguanid (chỉ có metformin) và nhóm thiazolidinedion (TZD, gồm hai Thu*c rosiglitazon - đã bị cấm - và pioglitazon).

Ngăn hấp thu carbohydrat ở ruột: có nhóm Thu*c ức chế men alpha-glucosidase như acarbose, voglibose, miglitol.

Ngoài các Thu*c kể trên hiện nay còn có các Thu*c mới như Thu*c tăng cường hoặc bắt chước incretin (exenatid), Thu*c ức chế enzym DPP-4 (sitagliptin, vildagliptin).

Những điều cần lưu ý

Nên: hợp tác tốt với bác sĩ trong điều trị và thực hiện chế độ dinh dưỡng và luyện tập thể lực. Dùng Thu*c theo đúng chỉ định đều đặn, liên tục. Biết cách tự sử dụng insulin để chủ động dùng Thu*c nếu được bác sĩ chỉ định dùng insulin. Biết tự theo dõi đường huyết và phát hiện các biến chứng (như biết triệu chứng của hạ đường huyết: đói, mệt, đổ mồ hôi, bủn rủn tay chân… để xử lý bằng cách uống nước đường, ngậm kẹo) và báo ngay cho bác sĩ khi dùng Thu*c có những bất thường.  Hỏi để dùng Thu*c đúng cách đối với Thu*c hạ đường huyết uống, như dùng Thu*c trước hay sau bữa ăn (repaglirid nên uống 30 phút trước khi ăn và không uống nếu không ăn, trong khi metformin và nhóm TZD nên uống cùng bữa ăn hay ngay sau bữa ăn, acarbose thì uống ngay khi bắt đầu ăn). Không nên: tự chẩn đoán bệnh (như đi tiểu xem có kiến bu) và tự ý dùng Thu*c theo lời mách bảo hoặc theo thông tin đọc trong sách báo. Chỉ đi khám bệnh và được cho làm xét nghiệm máu mới chẩn đoán đúng bệnh và phải dùng đúng Thu*c mà bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Không tự ý dùng Thu*c theo kiểu mới chớm nghi ngờ là vội mua Thu*c trị đái tháo đường về tự chữa (dùng Thu*c không đúng còn nguy hại hơn không dùng Thu*c).  Hoặc đang dùng Thu*c tự ý bỏ Thu*c để dùng dược thảo, Thu*c đông y hay phương thức trị liệu nào đó được thổi phồng qua đồn đại, chứ chưa được chứng thực bằng thử nghiệm lâm sàng đúng quy cách khoa học. Không bắt chước uống loại Thu*c của người khác. Không ngưng Thu*c vì thấy đường huyết về bình thường. Không tự ý tăng liều Thu*c cho mau khỏi bệnh mà không có ý kiến của bác sĩ.

Hiện nay, có nhiều Thu*c trị đái tháo đường bị cấm hoặc được khuyến cáo cao độ vì gây tác dụng có hại ở mức trầm trọng. Như rosigitazon đã bị cấm vì gây hại cho tim mạch, còn pioglitazon đang bị cảnh giác do làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang. Tuy nhiên, người đang dùng Thu*c trị đái tháo đường nên yên tâm dùng đúng Thu*c đã được chỉ định. Bác sĩ điều trị cho bạn luôn cập nhật thông tin về Thu*c để điều chỉnh khi có sự cố bất thường về sử dụng Thu*c. Bác sĩ trực tiếp điều trị là người có thẩm quyền cao nhất về chế độ dùng Thu*c, vì vậy hãy hỏi bác sĩ khi có thắc mắc về Thu*c đang dùng chứ không bỏ ngang việc dùng Thu*c, có khi sẽ nguy hiểm.

AloBacsi.vn Theo PGS.TS.DS Nguyễn Hữu Đức - SGTT

Dựa vào đâu để biết bị đái tháo đường?

Năm 1998, WHO quy định chẩn đoán xác định đái tháo đường dựa vào một trong ba tiêu chí sau:
1. Đường huyết tương lúc đói (đo glucose trong huyết tương sau tám giờ không ăn) là ≥126mg/dl (≥7mmol/l).
2. Đường huyết tương hai giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose (tức đo đường huyết tương hai giờ sau khi uống 75 glucose) là ≥200mg/dl (≥11,1mmol/l).
3. Đường huyết tương ở thời điểm bất kỳ (tức đo bất cứ lúc nào trong ngày không tính đến thời gian của bữa ăn cuối) là ≥200mg/dl (≥11,1mmol/l), kèm theo có triệu chứng điển hình của tăng đường huyết gồm uống nhiều, tiểu nhiều, sụt cân không giải thích được.


Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/tieu-duong-benh-can-nghiem-tri-n48100.html)

Tin cùng nội dung

  • Xin chào Mangyte, Hiện tôi đang bị phình giáp đa hạt thùy trái, Mangyte có thể giúp tôi địa chỉ phòng khám của một số bác sĩ chuyên khoa Nội Tiết giỏi được không ạ? Tôi chân thành cảm ơn.
  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Hạ đường huyết thường liên quan đến việc điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, một số tình trạng bệnh khác có thể gây hạ đường huyết.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY