Tin tức hôm nay

Tin tức

Tổ chức, hoạt động dược lâm sàng của cơ sở khám, chữa bệnh

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 131/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Theo đó, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không tổ chức khoa dược vẫn phải tổ chức bộ phận dược lâm sàng để thực hiện các hoạt động dược lâm sàng phục vụ người bệnh ngoại trú có thẻ bảo hiểm y tế và người bệnh nội trú.

to chuc hoat dong duoc lam sang cu a co so kham chua benh
Ảnh minh họa

Nghị định nêu rõ: bộ phận dược lâm sàng thuộc khoa dược của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổ chức thực hiện các hoạt động dược lâm sàng tại cơ sở để phục vụ người bệnh ngoại trú có thẻ bảo hiểm y tế và người bệnh nội trú.

Nhà Thu*c trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện các hoạt động dược lâm sàng tại nhà Thu*c để phục vụ người mua Thu*c trong trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có tổ chức nhà Thu*c.

Về số lượng người phụ trách công tác dược lâm sàng và người làm công tác dược lâm sàng, nghị định quy định, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có từ 200 giường bệnh trở lên phải bố trí 01 người phụ trách công tác dược lâm sàng và phải có số lượng người làm công tác dược lâm sàng với tỉ lệ ít nhất 01 người cho mỗi 200 giường bệnh nội trú và ít nhất 01 người cho mỗi 1.000 đơn Thu*c được cấp phát cho người bệnh ngoại trú có thẻ bảo hiểm y tế trong một ngày.

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có dưới 200 giường bệnh hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không tổ chức khoa dược theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh phải có ít nhất 01 người phụ trách công tác dược lâm sàng kiêm người làm công tác dược lâm sàng phục vụ người bệnh nội trú (nếu có) và phải có số lượng người làm công tác dược lâm sàng với tỉ lệ ít nhất 01 người cho mỗi 1.000 đơn Thu*c được cấp phát cho người bệnh ngoại trú có thẻ bảo hiểm y tế trong một ngày.

Nhà Thu*c trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có ít nhất 01 người làm công tác dược lâm sàng cho 01 địa điểm kinh doanh của nhà Thu*c. người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà Thu*c có thể đồng thời là người làm công tác dược lâm sàng tại nhà Thu*c.

Người làm công tác dược lâm sàng tham gia phân tích, giám sát việc sử dụng Thu*c của người bệnh được khám và điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Theo nghị định, khoa dược của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh triển khai hoạt động dược lâm sàng theo quy định tại điều 80 luật dược và được quy định cụ thể như sau:

1- tư vấn trong quá trình xây dựng các danh mục Thu*c tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhằm mục tiêu sử dụng Thu*c hợp lý, an toàn và hiệu quả; 2- tư vấn, giám sát việc kê đơn Thu*c, sử dụng Thu*c; 3- thông tin, hướng dẫn sử dụng Thu*c cho người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, người sử dụng Thu*c và cộng đồng; 4- tham gia xây dựng quy trình, hướng dẫn chuyên môn liên quan đến sử dụng Thu*c và giám sát việc thực hiện các quy trình này; 5- phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng Thu*c tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; 6- tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của Thu*c; 7- tham gia nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, thử nghiệm tương đương sinh học của Thu*c tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các nghiên cứu khoa học khác về sử dụng Thu*c hợp lý, an toàn và hiệu quả.

Nghị định cũng quy định rõ lộ trình thực hiện, kể từ ngày 01/01/2021, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây phải tổ chức hoạt động dược lâm sàng: Bệnh viện, Viện có giường bệnh (gọi tắt là bệnh viện) bao gồm bệnh viện đa khoa và bệnh viện chuyên khoa từ hạng I trở lên trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các bộ, ngành khác được Bộ Y tế giao nhiệm vụ là tuyến cuối về chuyên môn kỹ thuật; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân được xếp hạng tương đương với bệnh viện hạng I.

Chậm nhất đến ngày 01-01-2024, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là bệnh viện hạng II trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế hoặc tư nhân hoặc thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các bộ, ngành khác phải tổ chức hoạt động dược lâm sàng.

Chậm nhất đến ngày 01-01-2027, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là bệnh viện hạng III, hạng IV, bệnh viện chưa xếp hạng trực thuộc tuyến quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh hoặc tư nhân hoặc thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các các bộ, ngành khác quản lý phải tổ chức hoạt động dược lâm sàng.

Chậm nhất đến ngày 01-01-2030, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác có hoạt động sử dụng Thu*c theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh phải tổ chức hoạt động dược lâm sàng.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-01-2021. Bãi bỏ Thông tư số 31/2012/TT-BYT ngày 20-12-2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn hoạt động dược lâm sàng trong bệnh viện.

TQ

Mạng Y Tế
Nguồn: Pháp luật xã hội (https://phapluatxahoi.vn/to-chuc-hoat-dong-duoc-lam-sang-cu-a-co-so-kham-chua-benh-216056.html)

Tin cùng nội dung

  • Nhiều người làm việc tại các công sở, tìm đến nhà ông lang Vương Văn Quả, nhờ bốc Thuốc chữa bệnh đau lưng, chứng bệnh mà hầu như người làm công việc văn phòng nào cũng gặp phải.
  • Mô hình “Tuyến phố hiến máu” do Viện Huyết học và Truyền máu TW tổ chức đã đi vào hoạt động trên địa bàn TP. Hà Nội.
  • Trong trường hợp chữa u tuyến tiền liệt hoặc phòng chống ung thư tuyến tiền liệt, một số loài thảo mộc có thể đi giúp bạn điều trị bệnh và tránh cho bạn không phải trải qua phẫu thuật.
  • Tự kỷ đang ám ảnh nhiều gia đình có con nhỏ vì căn bệnh này đang có chiều hướng gia tăng và chưa có phương pháp chữa khỏi.
  • Thịt lươn có thành phần dinh dưỡng cao. Trong 100g thịt lươn gồm có 12,7g chất đạm, 25,6g chất béo tổng cộng (trong đó có 0,05g cholesterol) và 285 calo.
  • Kính chào Mangyte, Tôi thường cảm thấy mạch đập trong bụng mình giống với nhịp đập của tim, đau đột ngột trong vùng bụng hoặc dưới lưng. Đi khám được chẩn đoán là phình động mạch chủ bụng. Được biết BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức khám và tư vấn miễn phí, kính mong Mangyte cung cấp cho tôi thêm thông tin về chương trình này. Xin chân thành cảm ơn. (Trần Hoài Nam - Tây Ninh)
  • Tôi muốn đăng ký khám chữa bệnh tại nhà cho ba mẹ tôi thì liên hệ ở đâu? Thủ tục như thế nào? Sắp tới công việc của tôi rất bận nên muốn tìm dịch vụ này cho tiện. Cảm ơn mangyte.vn! (Thu Hồng - Đà Nẵng)
  • Theo Đông y, húng quế vị cay, nóng, thơm dịu. Có tác dụng làm ra mồ hôi, giảm đau, lợi tiểu, lương huyết.
  • Sấu không chỉ là món ngon thường có trong bữa cơm gia đình Việt trong những ngày hè mà còn là dược liệu rất tốt trong chữa bệnh.
  • Từ lâu, nhân dân ta đã biết sử dụng các biện pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh để chữa đau lưng, đau khớp, sưng nề sau chấn thương, hoặc điều trị các viêm tấy. Để chườm nóng hoặc chườm lạnh, người ta sử dụng các chất trung gian truyền nhiệt...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY