Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Tổng hợp các bài tập chữa táo bón có thể thực hiện tại nhà

Bạn đã từng nghe nói về các bài tập chữa táo bón có thể thực hiện tại nhà, nhưng chưa biết cách thực hiện đúng? Tham khảo bài viết để biết thêm chi tiết.

táo bón – căn bệnh tưởng chừng đơn giản nhưng lại khiến cho nhiều người rơi vào trạng thái khổ sở. dưới đây là tổng hợp các bài tập chữa táo bón mà bạn hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà, giúp bạn cải thiện được tình trạng bệnh.

Ít vận động, chế độ dinh dưỡng không hợp lí, uống không đủ nước sẽ khiến cho quá trình thải độc tố dạng rắn ra khỏi cơ thể gặp nhiều trở ngại. hậu quả của việc này là chất thải tích tụ lâu, cản trở trao đổi chất, hay còn gọi với cái tên là táo bón. táo bón có khả năng dẫn đến ung thư, vì vậy cần điều trị càng sớm càng tốt.

Tổng hợp 5 bài tập trị táo bón có thể thực hiện tại nhà

Bệnh táo bón chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy rất khó chịu. tuy nhiên, thay vì cứ nằm yên mà chịu đựng, bạn hãy di chuyển cơ thể mình theo những bài tập dưới đây.

Trong thực tế, vận động là một trong những cách hiệu quả để ruột của chúng ta được “nới lỏng” và giữ cho hoạt động của đường tiêu hóa được thuận lợi hơn. theo đó, hầu hết các bài tập thể dục đều có lợi cho sự nhuận tràng nhưng 5 bài tập sau đây được khuyến cáo áp dụng cho những bệnh nhân bị táo bón lâu ngày.

1. Bài tập về tim mạch

Các bài tập giúp cho hoạt động bơm máu lên tim được thuận lợi hơn được xem là hình thức đơn giản nhất giúp bạn giảm và ngăn ngừa táo bón. cho dù là đi bộ, bơi lội, đạp xa hay khiêu vũ thì bất cứ bài tập nào có tác động đến tim mạch cũng sẽ làm tăng nhịp thở, tăng nhịp tim và cuối cùng là kích thích ruột của bạn.

Trong trường hợp bạn không có thời gian để luyện tập, người bị táo bón chỉ cần bỏ ra 30 phút mỗi ngày để đi bộ nhanh. mỗi tuần chỉ cần đi từ 5-6 ngày là đủ, điều này sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa và tim mạch của bạn. không những vậy, đi bộ cũng là một cách tốt để giảm căng thẳng, đốt cháy calo và tăng nhu động ruột.

Có thể bạn chưa biết, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ khuyến nghị mỗi người trưởng thành nên đi bộ trong khoảng 150 phút mỗi tuần để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh, trong đó có táo bón.

2. Bài tập sàn chậu

Sàn chậu là từ dùng để gọi lớp cơ ở dưới cùng của xương chậu, bao gồm luôn cả bàng quang và ruột của chúng ta. bằng cách thực hiện các bài tập cho các cơ bắp này, bạn đã có thể gia tăng sức mạnh của chúng, giúp cho lực đẩy chất thải rắn ra ngoài trở nên mạnh mẽ hơn.

Bài tập sàn chậu khá đơn giản, bất cứ người bị táo bón nào cũng có thể thực hiện. các bước của bài tập được tiến hành như sau:

    Bước 1: Bạn ngồi trên thảm tập một cách thoải mái nhất, 2 đầu gối rộng bằng vai.

3. Tập hít thở sâu

Thực hành thở sâu là một bài tập đơn giản để bệnh nhân táo bón có thể cải thiện chức năng tiêu hóa, đồng thời giảm bớt các căng thẳng. điểm tuyệt vời của bài tập này là bạn chỉ mất vài phút để thực hiện và có thể tập ở bất cứ đâu.

Bài tập hít thở sâu còn được gọi là “kỹ thuật 4-7-8”, tiến hành theo các bước sau đây:

    Ngồi dựa thẳng lưng trên ghế, chân xếp bằng, 2 tay đặt thoải mái lên chân.

Lặp đi lặp lại bài tập này trong 15-20 lần.

4. Tập yoga giảm táo bón

Yoga là một cách tuyệt vời để giúp ruột của chúng ta chuyển động, từ đó giảm tình trạng táo bón một cách đáng kể. theo đó, một số tư thế yoga sẽ mang đến công dụng xoa bóp đường tiêu hóa và đồng thời giúp chất thải di chuyển dễ dàng qua ruột non. sau đây là 3 tư tế yoga mà người bị táo bón có thể tham khảo:

    Tư thế giảm gió

Đúng như tên gọi, tư thế yoga này giúp giảm bớt sự khó chịu do đầy hơi, cũng như kích thích ruột và cải thiện tổng thể về tiêu hóa.

Để thực hiện tư thế này, bạn bắt đầu bằng việc nằm thẳng (lưng chạm đất) với 2 chân mở rộng thành hình chữ v. bước tiếp theo, bạn từ từ nâng đầu gối phải lên sao cho chạm đến ngực và giữ nó ở vị trí bằng 2 tay trong 20 nhịp thở.

Nhẹ nhàng thả đầu gối xuống và để chân mở rộng hoàn toàn trước mặt. Lặp lại động tác này tương tự với chân trái (20 nhịp thở). Cuối cùng, giữ cả 2 chân áp vào ngực và hít thở sâu.

    Tư thế xoay xoắn

Nếu bạn chỉ mới tập yoga được vài lần hoặc thậm chí chưa biết gì về yoga thì đây vẫn là một tư thế thích hợp dành cho bạn. không chỉ dễ làm, nó còn có thể cải thiện được tình trạng táo bón một cách đáng kể.

Thực hiện tư thế như sau: Đầu tiên, bạn cần ngồi thoải mái trên sàn với 2 chân mở rộng tối đa (tùy theo mức độ dẻo dai của từng người) sau đó đưa đầu gối trái lên sao cho lòng bàn chân tiếp xúc với mặt đất, co lại cho gót bàn chân chạm mông.

Từ từ xoay bằng cách đặt khuỷu tay phải ở phía đối diện với đầu gối trái, mắt nhìn qua vai trái. bạn cần giữ nguyên tư thế này trong 5 nhịp thở sâu và nhẹ nhàng thở ra. thực hiện thao tác tương tự ở phần đối xứng của cơ thể.

    Tư thế xoắn

Trong các bài tập yoga, có một tư thế khá đơn giản nhưng hiệu quả lại rất cao trong việc xoa bóp đường tiêu hóa và kích thích lưu lượng máu đến cơ bụng.

Đầu tiên, người bệnh nằm thẳng trên thảm tập và từ từ đưa cả 2 đầu gối lên trên ngực, giữ nguyên tư thế và duỗi thẳng chân trái ra. Sau đó giữ vai ép sát thảm tập, di chuyển đầu gối phải đi ngang qua trái, mắt nhìn về phía bên phải.

Bệnh nhân cần giữ tư thế này trong 20 nhịp thở và sau đó thả lỏng cơ thể ra. lặp lại tương tự ở phía đối diện của cơ thể cũng trong 20 nhịp thở. có thể thực hiện 2 hoặc 3 lần tùy theo tình trạng sức khỏe của mỗi người.

5. Bài tập massage tai

Tai của chúng ta là một trong những bộ phận nhạy cảm trên cơ thể, trên tai có rất nhiều huyệt vị với chức năng phản xạ và kết nối với các bộ phận khác bên trong cơ thể.

Dùng tay để vuốt tai trong 30 giây mỗi ngày có thể thúc đẩy quá trình hồi phục của hệ thống thần kinh, đồng thời giúp đào thải chất thải cứng bên trong ra ngoài thuận lợi hơn. bài tập massage tai được thực hiện theo những bước sau:

    Bước 1: Quay ngược bàn tay ra ngoài (hướng lòng bàn tay về phía trước).

Lưu ý, bạn luôn phải tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa xương khớp trước khi bắt đầu bất kì bài tập chữa táo bón tại nhà nào. thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên về điều trị y khoa. và cuối cùng, tất cả các phương pháp điều trị không cần Thu*c đều cần có sự kiên trì, đều đặn trong thực hiện.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/tong-hop-cac-bai-tap-chua-tao-bon-co-the-thuc-hien-tai-nha)

Tin cùng nội dung

  • Táo bón do nhiều nguyên nhân như tràng vị táo nhiệt, cơ thể suy nhược, khí huyết không tốt, khẩu phần ăn ít rau, ít chất xơ, nhu động ruột kém, do viêm đại tràng co thắt, ít vận động,… Bên cạnh việc dùng Thu*c, điều chỉnh thói quen sinh hoạt, có thể sử dụng một số thực phẩm - vị Thu*c sau đây có tác dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh táo bón.
  • Táo bón do thiếu hoạt động và thói quen ăn uống hàng ngày. Có thể làm cho giảm nhu động ruột của trẻ và khiến phân khó ra ngoài hơn là do táo bón.
  • Bạn có ít thời gian? Bạn không thích tập thể dục? Bạn quá mệt mỏi để tập sau khi làm việc? Bài tập luyện thể lực 10 phút là những gì bạn cần.
  • Những người có nhu cầu khám bệnh tại nhà thường là những gia đình có bệnh nhân bị các bệnh mạn tính và di chứng của các bệnh nặng
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Một số Thuốc trị mụn OTC (không cần kê đơn) có thể gây phản ứng dị ứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Nhiều nghiên cứu cho thấy, 60 - 80% sản phụ có thể sinh thường nếu trước đó sinh mổ.
  • Táo bón là bệnh rất thường gặp vào mùa đông do thời tiết khô. Những người dễ mắc bệnh nhất là người cao tuổi, phụ nữ có thai và trẻ em.
  • Những năm gần đây, tình trạng táo bón trong giới thanh niên, đặc biệt là các chị em nơi công sở đang ngày càng tăng mạnh. Nguyên nhân chủ yếu do áp lực công việc lớn, tâm lý căng thẳng quá mức, cộng thêm ít vận động, ngồi lâu trong văn phòng…
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY