Tin y tế hôm nay

Tin y tế

TP HCM điều trị thế nào nếu có 6.000 ca sốt xuất huyết

TP HCM xây dựng phương án ứng phó cho tình huống xấu nhất - khi số ca sốt xuất huyết lên tới 6.000, nhằm giảm tỷ lệ chuyển nặng và T* vong.

Động thái này được đưa ra trong bối cảnh dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, số ca mắc tại thành phố liên tục tăng. từ đầu năm đến nay, các cơ sở y tế tiếp nhận hơn 26.000 người đến khám, tăng gần 230% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó hơn một nửa phải nhập viện điều trị. số ca chuyển nặng và t* vong cũng tăng cao so với cùng kỳ và trung bình 5 năm trước. hiện, các bệnh viện điều trị hơn 2.000 bệnh nhân.

Trong tình huống thành phố có dưới 2.000 ca điều trị nội trú, dưới 300 ca nhập viện mới mỗi ngày và dưới 200 ca nặng, các bệnh viện Chợ Rẫy, Thống Nhất, Đại học Y dược TP HCM, Quân y 175, Bệnh Nhiệt đới, Trưng Vương, Từ Dũ, Hùng Vương và ba bệnh viện nhi đồng sẽ chịu trách nhiệm hơn 1.100 giường bệnh và 170 giường hồi sức tích cực, ưu tiên tiếp nhận bệnh nhân nặng.

9 bệnh viện đa khoa thành phố, mỗi nơi đáp ứng 50-80 giường điều trị sốt xuất huyết và 5 giường hồi sức. 23 bệnh viện quận huyện mỗi nơi có 20-50 giường và hai giường hồi sức. 11 bệnh viện đa khoa tư nhân trên địa bàn, mỗi nơi điều trị 10-20 bệnh nhân.

Khi số ca nội trú tăng lên 2.000-4.000, với khoảng 300-600 ca nhập viện mới mỗi ngày, các bệnh viện đều sẽ tăng công suất tiếp nhận. Trong đó, các bệnh viện nhi tăng từ 300 lên 600 giường và từ 75 lên 120 giường hồi sức tích cực, bệnh viện đa khoa mỗi nơi tăng lên 50-150 giường. Các bệnh viện đa khoa (có chuyên khoa nhi) sẽ tiếp nhận trẻ có chỉ định nhập viện nhưng chưa có dấu hiệu chuyển nặng.

Tình huống xấu nhất, các bệnh viện điều trị 4.000-6.000 ca bệnh, 600-900 ca nhập viện mới mỗi ngày, các bệnh viện ưu tiên mở rộng giường cho bệnh nhân sốt xuất huyết. 9 bệnh viện đa khoa chịu trách nhiệm 1.800 giường điều trị sốt xuất huyết và 110 giường hồi sức. 23 bệnh viện quận huyện tăng công suất tối đa, điều trị 2.300 bệnh nhân.

Bệnh nhân điều trị sốt xuất huyết tại bệnh viện bệnh nhiệt đới tp hcm, tháng 6/2022. ảnh: quỳnh trần

Tương ứng từng tình huống cụ thể, các bệnh viện dự trù dịch truyền, máu và các chế phẩm của máu đảm bảo sử dụng trong một tháng. trung bình, một bệnh nhân sốt xuất huyết nặng sử dụng khoảng 6 lít dịch truyền, hai đơn vị máu, chế phẩm máu.

Thành phố cũng lên kế hoạch về nhân lực, ước tính một bác sĩ, hai điều dưỡng sẽ chăm sóc 30 người bệnh sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo; một bác sĩ, hai điều dưỡng sẽ chăm sóc 5 người bệnh nặng. tất cả bác sĩ, điều dưỡng cần được tập huấn hướng dẫn, chẩn đoán, điều trị bệnh.

Các bệnh viện sẽ phân tuyến tiếp nhận bệnh nhân theo từng mức độ bệnh. Cụ thể, bệnh nhân mức độ nhẹ - phần lớn được điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở, chủ yếu điều trị triệu chứng và theo dõi chặt, phát hiện sớm sốc xảy ra để xử trí kịp thời.

Với mức độ sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo, người bệnh phải được nhập viện điều trị tại bệnh viện quận huyện, trung tâm y tế, bệnh viện tư nhân đã được tập huấn.

Mức độ sốt xuất huyết nặng, người bệnh nhập viện điều trị cấp cứu tại các bệnh viện tuyến cuối, bệnh viện đa khoa thành phố. tuyến cuối sẽ hỗ trợ chuyên môn, hội chẩn liên viện hoặc cử bác sĩ đến tuyến trước khi cần.

Theo viện pasteur tp hcm, dịch bệnh sốt xuất huyết tại các tỉnh phía nam và tp hcm năm nay thuộc type huyết thanh d1 như năm ngoái. tuy nhiên, gần đây bắt đầu có sự gia tăng chủng d2. theo quy luật, khi có xuất hiện trở lại của một type huyết thanh (đã vắng mặt một thời gian trước đó), số ca mắc mới sẽ có tăng cao, tương ứng số ca nặng, số t* vong tăng.

Thời gian qua, nhiều bệnh viện tuyến cuối tại tp hcm quá tải, phải kê thêm giường ở hành lang vì bệnh nhân nặng dồn dập vào viện. ngành y tế dự báo những tháng còn lại của năm 2022 là cao điểm mùa mưa, số ca mắc sốt xuất huyết sẽ tiếp tục gia tăng, kéo theo số bệnh nặng và t* vong tăng nếu không quyết liệt phòng chống từ bây giờ.

Lê Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/tp-hcm-len-kich-ban-dieu-tri-6-000-ca-sot-xuat-huyet-4487882.html)

Tin cùng nội dung

  • Cúm A/H1N1 sau gần 5 tháng diễn tiến với hơn 252 ca nhiễm cúm, tính đến nay đã tạm lắng, thay vào đó dịch sốt xuất huyết bắt đầu vào mùa.
  • (Mangyte) - Sau vài cơn mưa trái mùa vừa qua và tình hình SXH đang giảm nhiều, phụ huynh chủ quan khiến dịch tăng trở lại.
  • Táo Quân cuối năm sắp đến, và một câu hỏi đang đặt ra cho tất cả chúng ta là: Táo Y tế sẽ nói gì trong một năm đầy biến động? Để cung cấp một cái nhìn khách quan, tôi xin góp vài dòng phân tích những nội dung nên và không nên châm biếm.
  • Thống kê từ Bộ Y tế ngày 1/4 cho biết, trong tháng 3/2015, cả nước đã ghi nhận hơn 1.575 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết (SXH), trong đó có 3 ca Tu vong.
  • Để phòng ngừa sốt xuất huyết, khuyến cáo của y tế dự phòng là “không có bọ gậy, không có sốt xuất huyết”.
  • Tam thất còn có tên điền tam thất, sâm tam thất. Một số dược liệu mang tên tam thất: Tam thất Nam là thân rễ của cây Stahlianthus thoreli Gagnep, thuộc họ Gừng Zingiberaceae.
  • Trong 2 tháng đầu năm 2015, bệnh sốt xuất huyết (SXH) có xu hướng gia tăng tại một số địa phương.
  • Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh báo cáo, mỗi năm có hơn 1,5 triệu người trên toàn cầu, Ch?t do các bệnh mà muỗi gây ra. Muỗi không chỉ gây khó chịu, mà còn là một trong số những sinh vật nguy hiểm nhất thế giới.
  • Trong y học cổ truyền, sốt xuất huyết được xếp vào nhóm ôn bệnh và ôn dịch và được trị liệu bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có việc sử dụng các kinh nghiệm dân gian.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY