Tin y tế hôm nay

Tin y tế

TP HCM tăng tốc xét nghiệm để thực hiện lộ trình trở lại bình thường mới

(MangYTe) – Để tiếp tục triển khai hiệu quả công tác xét nghiệm, duy trì kiểm soát nguồn lây và phát hiện triệt để các ca nhiễm SARS-CoV-2 trong cộng đồng, phấn đấu kiểm soát dịch bệnh và thực hiện lộ trình trở lại trạng thái bình thường mới, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch TP HCM đề nghị các địa phương thần tốc lấy mẫu xét nghiệm đến ngày 30/9.

Ban chỉ đạo phòng chống dịch covid-19 tp hcm (ban chỉ đạo) vừa có công văn khẩn gửi sở y tế tp, tp thủ đức, các quận, huyện, phường, xã, thị trấn về việc tiếp tục triển khai xét nghiệm liên tục tại các địa bàn dân cư từ nay đến ngày 30/9.

TP HCM tăng tốc xét nghiệm để thực hiện lộ trình trở lại bình thường mới. 

Theo đó, ban chỉ đạo đề nghị ubnd các quận, huyện, tp thủ đức và các phường, xã, thị trấn tiếp tục triển khai công tác xét nghiệm liên tục; chủ tịch ubnd phường, xã, thị trấn tiếp tục chịu trách nhiệm duy trì, triển khai công tác xét nghiệm trên địa bàn phụ trách nhanh chóng, an toàn, đảm bảo mục tiêu đề ra.

Cách thức lấy mẫu và tiêu chí thực hiện phải triển khai thần tốc lấy mẫu xét nghiệm để bốc tách ngay nguồn lây nhiễm và kịp thời điều trị kịp thời, trong đó căn cứ kết quả đánh giá, phân loại lại vùng nguy cơ sau ngày 14/9.

Tại các vùng đỏ, vùng cam: tập trung lực lượng lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ người dân trên địa bàn 3 lần trong 7 ngày theo hộ gia đình với phương pháp test nhanh mẫu gộp (2-3 người/test/hộ gia đình) hoặc rt-pcr mẫu gộp theo hộ gia đình (toàn bộ thành viên trong 1 hộ gia đình/1 mẫu gộp), giải gộp mẫu dương tính bằng test nhanh.

Tại các vùng vàng, vùng xanh, vùng cận xanh: xét nghiệm rt-pcr mẫu gộp đại diện hộ gia đình, gộp 10 cho vùng xanh, vùng cận xanh và gộp 5 cho vùng vàng. trong đó, mẫu đại diện đợt sau phải khác với mẫu đại diện ở đợt trước, ưu tiên chọn người chưa tiêm vắc xin, người tiếp xúc với nhiều người khác; nếu hộ có từ 5 nhân khẩu trở lên phải lấy 2 mẫu đại diện hộ gia đình. giải gộp mẫu dương tính bằng test nhanh hoặc rt-pcr mẫu đơn cho toàn bộ thành viên của các hộ gia đình trong mẫu gộp; tần suất lặp lại 5 - 7 ngày/lần.

Để đảm bảo các quy định và nguồn lực tham gia lấy mẫu, Ban Chỉ đạo khuyến khích người dân tự lấy mẫu; có sự tham gia của tổ trưởng, tổ phó tổ dân phố hoặc tổ nhân dân, ban điều hành khu phố, ấp; chia nhỏ điểm lấy mẫu phải phù hợp, có thể lấy tại hộ gia đình. Đối với người dân tự lấy mẫu test nhanh, địa phương phải thu nhận đánh giá kết quả, tránh trường hợp chỉ thu khay kết quả dương, không thu khay kết quả âm.

Ban chỉ đạo giao chủ tịch ubnd các quận, huyện, tp thủ đức tăng cường theo dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện, đảm bảo mục tiêu đề ra và chịu trách nhiệm trước chủ tịch ubnd thành phố về kết quả xét nghiệm và phân loại cùng nguy cơ trên địa bàn.

Giao sở y tế tp hcm chỉ đạo các đơn vị chuẩn bị đầy đủ nguồn lực về hóa chất, sinh phẩm, vật tư liên quan để đảm bảo công tác xét nghiệm đạt tiến độ và mục tiêu. tổng hợp báo cáo kết quả xét nghiệm vào ngày 29/9.

Theo ban chỉ đạo, công tác xét nghiệm covid-19 trên địa bàn từ ngày 15/8 đến 15/9 cơ bản hoàn thành các mục tiêu đề ra. tính đến hết ngày 13/9, các vùng cam, đỏ cơ bản hoàn thành 3 đợt xét nghiệm và đang tiến hành đợt 4. tỷ lệ số trường hợp phát hiện dương tính giảm dần qua các đợt xét nghiệm./.

Nguyễn Lánh

Mạng Y Tế
Nguồn: Bảo vệ pháp luật (https://baovephapluat.vn/van-hoa-xa-hoi/y-te/tp-hcm-tang-toc-xet-nghiem-de-thuc-hien-lo-trinh-tro-lai-binh-thuong-moi-112327.html)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY