Huyết áp , Tim mạch hôm nay

TP. HCM: Triển khai xét nghiệm nhanh COVID-19 tất cả khách về ga Sài Gòn

Từ ngày 11/4, Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế TPHCM phối hợp với ga Sài Gòn bắt đầu triển khai việc kiểm tra khai báo y tế điện tử và lấy mẫu xét nghiệm nhanh COVID-19 đối với tất cả hành khách đi tàu về ga Sài Gòn (quận 3).

Thực hiện chỉ đạo của Sở Y tế TP.HCM, Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế triển khai việc kiểm tra thông tin khai báo y tế điện tử và lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 đối với tất cả hành khách đi tàu về từ ngày 11/4.

Theo đó, hành khách phải có đầy đủ khai báo y tế khi tàu đến ga Sài Gòn. Sau đó, hành khách sẽ được lấy mẫu COVID-19.

Một cán bộ quản lý tại hướng dẫn: Khi tàu về đến ga, hành khách tiếp tục ngồi chờ trong toa và xuống tàu theo thứ tự từng toa. Tại mỗi toa sẽ sắp xếp thứ tự ưu tiên như người cao tuổi, trẻ em... xuống tàu trước. Hành khách phải chờ đến lượt và chú ý giãn cách tuân thủ theo hướng dẫn của nhân viên tại ga.

Các hành khách được lấy mẫu theo thứ tự, ưu tiên người già và trẻ em.

Sau khi Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế TP kiểm tra xong khai báo y tế và lấy mẫu xét nghiệm COVID-19, hành khách sẽ được ra khỏi ga.

Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế TPHCM cho biết, trong buổi sáng hôm nay cơ quan chức năng đã thực việc kiểm tra khai báo và lấy mẫu xét nghiệm cho 299 hành khách tới ga. Việc này được người dân tuân thủ, không có trường hợp nào khó chịu hoặc chống đối.

Song song với hoạt động lấy mẫu tại ga Sài Gòn, Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế TPHCM vẫn tiếp tục thực hiện khai báo y tế và lấy mẫu xét nghiệm tại ga quốc nội Tân Sơn Nhất nên gặp khó khăn về lực lượng. Do đó, Sở Y tế TPHCM đã điều động thêm nhân sự từ các bệnh viện, trung tâm y tế quận, huyện để hỗ trợ cùng với sự phối hợp của nhiều lực lượng khác như Tổng công ty đường sắt Việt Nam, ga Sài Gòn, Công an nhằm đảm bảo an ninh trật tự trong quá trình thực hiện khai báo y tế và lấy mẫu.

Tính đến trưa 11/4, tại các khu cách ly tập trung của thành phố và các quận huyện trên địa bàn TPHCM chỉ còn cách ly theo dõi 468 người. Trong đó, tập trung nhiều nhất ở khu cách ly tập trung của thành phố tại Ký túc xá trường Đại học Quốc gia TPHCM (quận Thủ Đức) với 197 trường hợp và Trường Đại học Ngoại ngữ Tin học (cơ sở 2) 150 trường hợp.

Tổng số người được cách ly tại nhà, nơi lưu trú tính đến ngày 10/4 là 7.260 trường hợp, trong đó 6.697 trường hợp đã hết thời gian theo dõi 14 ngày, hiện chỉ còn đang theo dõi 563 trường hợp.

TPHCM hiện xác định có 54 trường hợp nhiễm COVID-19. Hiện đã có 40 bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh và xuất viện. Bệnh nhân 91 (phi công người Anh) hiện tại mạch, huyết áp ổn định, đang được tiếp tục điều trị ECMO, hỗ trợ thở máy. Các bệnh nhân còn lại sức khỏe ổn định, đang được theo dõi điều trị.

Hiện cơ quan chức năng TPHCM cũng đang tiếp tục theo dõi sát, xử trí dứt điểm chuỗi lây nhiễm liên quan quán bar Buddha (phường Thảo Điền, quận 2). Liên quan đến “ổ dịch” này đã có 18 trường hợp nhiễm COVID-19 được công bố. Các trường hợp tiếp xúc tổng cộng là 4.483 người, trong đó 4.431 đã hết thời gian theo dõi. Nếu không phát hiện thêm trường hợp nhiễm mới thì dự kiến 15/4 sẽ kết thúc theo dõi chuỗi lây nhiễm này.

Hiện TPHCM triển khai hoạt động lấy mẫu xét nghiệm tại Cảng hàng không sân bay Tân Sơn Nhất. Đồng thời, tiến hành lấy mẫu xét nghiệm giám sát cộng đồng tại khu lưu trú công nhân ở Quận 7.

Ngoài ra, TPHCM vẫn tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội; tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan liên ngành để đảm bảo thực hiện nghiêm và hiệu quả hơn tại 62 chốt kiểm dịch, góp phần rà soát, sàng lọc, hạn chế lây lan dịch bệnh trong cộng đồng; khảo sát và đề xuất bổ sung các chốt chặn nếu cần thiết.

Nguyễn Vũ

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5e91965af8ec6ee3c3299b62)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY