Tin y tế hôm nay

Tin y tế

TP.HCM: Ưu tiên bố trí nguồn lực hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em bị bạo lực, xâm hại

UBND TPHCM vừa ban hành văn bản số 3534 /UBND-VX về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn TP.

Theo đó, UBND TP giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa và Thể thao, Ủy ban MTTQ , Hội Liên hiệp Phụ nữ TP, Thành đoàn TP, UBND các quận, huyện và các hội đoàn, các tổ chức xã hội tăng cường tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng của người dân và trẻ em về các biện pháp bảo vệ trẻ em, phòng, chống bạo lực, T*nh d*c trẻ em thông qua các phương tiện truyền thông, gia đình, cộng đồng, trường học… Bên cạnh đó, tổ chức các cuộc kiểm tra liên ngành về triển khai thực hiện quyền trẻ em, nhất là phòng, chống bạo lực, trẻ em, phòng, chống T*i n*n, thương tích, đuối nước trẻ em và phòng, ngừa lao động trẻ em.

Trẻ em được chăm sóc, bảo vệ và được vui chơi giải trí. (Ảnh minh họa)

UBND TP cũng giao Sở Giáo dục và Đào tạo TP phối hợp các cơ quan liên quan rà soát tất cả các cơ sở giáo dục mầm non, nhất là tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, đồng thời có biện pháp quản lý, giám sát, công khai hoạt động giáo dục, chăm sóc trẻ em, phòng ngừa bạo lực, trẻ em; Tăng cường công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình, phương pháp giáo dục trẻ em; hướng dẫn giáo viên, học sinh, các thành viên trong gia đình về kiến thức, kỹ năng phòng chống T*i n*n thương tích, kỹ năng bảo vệ trẻ em.

Ngoài ra, UBND TP cũng đề nghị Công an TP phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giáo dục và Đào tạo TP khẩn trương kiểm soát, phát hiện và xử lý việc quảng bá, mua bán, lôi kéo thiếu niên, học sinh sử dụng M* t*y, các chất hướng thần, nhất là qua mạng xã hội; Chủ động triển khai các biện pháp phòng ngừa, điều tra, xử lý đối với tội phạm trẻ em, nhất là T*nh d*c trẻ em; thông tin chính xác kịp thời về nội dung, quá trình giải quyết và kết quả xử lý các vụ việc liên quan trẻ em cho các cơ quan truyền thông để góp phần định hướng dư luận và tuyên truyền pháp luật.

UBND TP yêu cầu UBND các quận, huyện tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện công tác bảo vệ trẻ em tại địa phương; tăng cường các biện pháp phòng, chống đuối nước trẻ em; kịp thời thực hiện các biện pháp khẩn cấp để bảo vệ trẻ em; ưu tiên bố trí nguồn lực đảm bảo kịp thời hỗ trợ, đối với các trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại, xâm hại T*nh d*c; xử lý nghiêm các cơ quan, tổ chức, cá nhân cố ý che giấu, không thông tin, tố giác các hành vi bạo lực, xâm hại, xâm hại T*nh d*c trẻ em hoặc thiếu trách nhiệm trong xử lý các vụ việc; tăng cường truyền thông về đường dây nóng tư vấn và hỗ trợ trẻ em.

Đối với những trường hợp bạo lực, trẻ em xảy ra trên địa bàn TP, UBND TP cũng yêu cầu các cơ quan có liên quan đảm bảo công tác bảo mật thông tin vụ việc, vận động người dân biết thông tin không chia sẻ những thông tin liên quan đến trẻ nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp tốt nhất cho trẻ (theo Điều 21 Luật Trẻ em về Quyền bí mật đời sống riêng tư của trẻ em). Bên cạnh đó, cần có biện pháp xử phạt đối với những cá nhân làm lộ thông tin theo quy định pháp luật.

Được biết, từ năm 2016 đến nay, cơ quan điều tra trên địa bàn TPHCM đã khởi tố 282 vụ bạo lực, xâm hại trẻ em; trong đó, có 270 vụ các cơ quan tố tụng thụ lý giải quyết nhưng có đến 101 vụ sau đó phải đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra (chiếm 37% tổng số vụ thụ lý).

Theo đại diện Sở LĐTB-XH TPHCM , khi các vụ bạo lực, xâm hại xảy ra, nạn nhân cũng như gia đình thường rất lúng túng, lưỡng lự trong việc thực hiện việc tố giác hành vi xâm hại trẻ.

Mặt khác, đa số trẻ em bị bạo lực, xâm hại và gia đình các em đều có tâm lý mặc cảm, tự ti, lo sợ nên không dám tố cáo kẻ gây án và cố gắng che giấu hoàn cảnh tổn thương của trẻ em, dẫn đến tình trạng bỏ sót tội phạm và nạn nhân chậm được chăm sóc, hỗ trợ.

Trong khi đó, các nạn nhân bị xâm hại, bạo lực diễn ra trong một thời gian rất dài nên việc ghi nhận, cung cấp thông tin về thời gian, địa điểm, đối tượng, hành vi… thường không chính xác, đầy đủ, ảnh hưởng đến việc thu thập chứng cứ. Một số vụ việc do nạn nhân và đối tượng phạm tội có quan hệ gia đình, họ hàng, hàng xóm thân thiết với nhau nên nhiều trường hợp đã tự thỏa thuận, không trình báo sự việc với cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật.

Trần Lực

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/tang-cuong-cong-tac-bao-ve-cham-soc-tre-em-n162674.html)

Tin cùng nội dung

  • Trí nhớ kém là một trong các triệu chứng điển hình thường gặp ở bệnh nhân tâm thần.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Bạo lực với bạn tình hoặc trẻ em là một tội ác. Theo CDC, 1/4 phụ nữ và 1/9 nam giới ở Mỹ là nạn nhân của bạo lực gia đình ít nhất 1 lần trong đời. Lạm dụng có thể xảy không phân biệt tuổi tác, chủng tộc, mức thu nhập hay tôn giáo. Những người bị hại không phải là nguyên nhân của bạo lực. Rượu và các loại Thu*c gây nghiện không trực tiếp gây ra sự lạm dụng mặc dù chúng có thể làm tình hình tệ hơn. Hãy tìm nơi trú ẩn khẩn cấp và tìm người hỗ trợ kịp thời.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY