Tử vi sức khỏe hôm nay

Tử vi sức khỏe

TP.HCM: Gần 50 nghìn người đến từ Đà Nẵng đã âm tính với COVID-19

Đến thời điểm này, trong số hơn 50 nghìn người rời Đà Nẵng đến TP.HCM từ ngày 1.7.2020 đã được lấy mẫu xét nghiệm có gần 50 nghìn người có kết quả âm tính với vi rút SARS- CoV-2. Hiện ngành y tế TP.HCM đang tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm đối với những người trở về từ Đà Nẵng đến ngày 14.8.

TP.HCM: Xuất hiện 2 ca nghi nhiễm COVID-19, Bệnh viện City ngưng tiếp nhận bệnh nhân

Thực hư một phụ nữ ở TP.HCM đi du lịch tại Đà Nẵng bị dương tính với COVID-19 ​

Các chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam làm việc phải có xét nghiệm COVID-19

Việt Nam xuất hiện ca dương tính với COVID-19 không phải từ nhập cảnh

Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM đến sáng nay (13.8) đã có 51.046 người rời Đà Nẵng từ ngày 1.7 đến sinh sống và làm việc tại TP.HCM đã khai báo y tế, trong đó có 50.945 người đã được lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm Real-Time PCR có đến 49.797 người âm tính với COVID-19, 6 dương tính, những người con lại đang chờ kết quả.

Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng – Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho hay, TP vẫn tiếp tục thực hiện khai báo y tế và lấy mẫu xét nghiệm những người rời Đà Nẵng từ ngày 1.7 kéo dài đến 14.8.2020.

Bên cạnh đó, ngành y tế TP đang tăng cường hoạt động giám sát COVID - 19 tại cộng đồng, tại các cơ sở khám chữa bệnh; thực hiện cách ly người tiếp xúc ca bệnh, người nhập cảnh theo quy định.

Về công tác phòng chống dịch COVID-19, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP cho biết, đến ngày 13.8, toàn TP có 10 bệnh nhân mắc COVID-19 đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, trong đó có 9 trường hợp mắc bệnh trong đợt 2 của dịch COVID-19, 1 trường hợp bị tái dương tính.

Riêng công tác giám sát COVID-19 đối với toàn bộ tổ bay của các chuyến bay quốc tế có lưu trú tại TP, ngành y tế đã lấy mẫu xét nghiệm tổng cộng 3.715 người và chưa phát hiện trường hợp nào mắc COVID-19.

Các bệnh nhân mắc COVID-10 đã khỏi bệnh được xuất viện vẫn còn đang theo dõi 7 người, và giám sát người đã thực hiện cách ly ở các tỉnh thành khác về cư trú tại TP. Hiện TP đang thực hiện cách ly tại các điểm cách ly tập trung là 1.012 người và cách ly tại nhà nhà, nơi lưu trú là 2.842 người.

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 có nguy cơ quay trở lại, Sở Y tế TP.HCM đã yêu cầu các bệnh viện triển khai thực hiện nghiêm chỉ đạo của các cấp liên quan đến công tác phòng chống dịch COVD-19 trong bệnh viện.

Sở Y tế TP.HCM cho biết đã thành lập 3 tổ đi đánh giá thực tế tại các bệnh viện về triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, và kiểm soát lây nhiễm dịch bệnh tại bệnh viện để bệnh viện không trở thành nơi lây nhiễm COVID-19, giảm nguy cơ lây nhiễm chéo các bệnh nhiễm trùng khác trong bệnh viện, và đánh giá lại mức đạt của bệnh viện theo: “Bộ tiêu chí bệnh viện an toàn phòng chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh viêm đường hô hấp” của Bộ Y tế.

Hồ Quang

Mạng Y Tế
Nguồn: Một thế giới (https://motthegioi.vn/tin-tuc-su-kien-c-179/tphcm-gan-50-nghin-nguoi-den-tu-da-nang-da-am-tinh-voi-covid-19-142481.html)

Tin cùng nội dung

  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY