Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

Tránh cận thị cho trẻ ngay từ thực đơn ăn uống, chế độ ngủ nghỉ

Tỷ lệ cận thị ở trẻ em đang ngày càng gia tăng, điều này gây rất nhiều khó khăn và bất tiện cho các em trong quá trình sinh hoạt và học tập.

Cận thị ở trẻ em cũng làm tăng khả năng mắc các bệnh về mắt như bong võng mạc, đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp ở tuổi trưởng thành. để phòng ngừa bệnh cận thị ở trẻ nhỏ, bố mẹ có thể chú ý một số điều sau đây.

Cận thị là gì?

Cận thị là một dạng lỗi khúc xạ ảnh hưởng đến cơ chế hội tụ của mắt. Do nhãn cầu bị dài ra, tia sáng sẽ hội tụ trước võng mạc thay vì ngay võng mạc. Và kết quả của điều này là những vật thể ở gần thì ta sẽ nhìn thấy rõ còn những vật ở xa thì lại mờ.

Nguyên nhân trẻ bị cận thị

- do di truyền từ bố mẹ: mức độ di truyền này liên quan mật thiết đến mức độ cận thị của bố mẹ, thông thường nếu bố mẹ bị cần dưới 3 đi-ốp thì khả năng di truyền sang con cái rất ít, nhưng nếu bố mẹ bị cận trên 6 đi-ốp trở lên thì khả năng di truyền sang con cái là 100%

- Trẻ xem tivi và tiếp xúc với các thiết bị điện tử quá nhiều: Nếu ngày nào trẻ cũng xem tivi, điện thoại nhiều hơn 2 tiếng và khoảng cách từ mắt đến các thiết bị điện tử quá gần sẽ làm suy giảm thị lực và rất dễ bị cận thị.

- trẻ ít ngủ hoặc thiếu ngủ: đặc biết đối với trẻ trong độ tuổi từ 7-9 và 12-14 tuổi rất dễ bị cận thị nếu như trẻ ít ngủ hoặc thiếu ngủ thường xuyên.

- trọng lượng khi sinh ra của trẻ quá nhẹ: những trẻ khi sinh ra có trọng lượng cơ thể nhẹ hơn 2.5kg thường rất dễ bị cận thị khi đến tuổi thiếu niên.

Biện pháp ngăn ngừa cận thị ở trẻ em

Tăng thời gian hoạt động ngoài trời

Bố mẹ nên cho con trẻ hoạt động ngoài trời khoảng 2 giờ mỗi ngày và ít nhất 10 giờ mỗi tuần sẽ có thể giảm được bệnh cận thị khoảng 10%. tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng ngoài trời là việc làm cần thiết để giảm nguy cơ cận thị không chỉ ở trẻ nhỏ mà còn ở cả người lớn.

Thường xuyên kiểm tra thị lực cho trẻ

Để ngăn ngừa bệnh cận thị cho trẻ, bố mẹ nên cho trẻ đến các phòng khám chuyên khoa mắt để được kiểm tra kĩ càng. nếu được phát hiện sớm thì bệnh cận thị có thể khắc phục bằng chế độ ăn uống và luyện tập thích hợp. trong trường hợp cần thì có thể cắt kính cho trẻ đeo để tránh trẻ bị cận nặng hơn.

Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử

Bố mẹ không nên cho trẻ xem ipad, smartphone, tivi,… quá nhiều mỗi ngày vì các tia sáng xanh từ các thiết bị này sẽ làm suy giảm thị lự của trẻ. bạn chỉ nên cho bé dùng các thiết bị điện tử 30-60 phút/ ngày và cũng cần chú ý đến khoảng cách từ mắt đến màn hình máy tính, điện thoại khi trẻ sử dụng.

Tăng cường độ sáng trong phòng

Phòng của trẻ bị thiếu ánh sáng cũng là nguyên nhân gây cận thị ở trẻ. vì thế, phụ huynh cần chú ý quan sát và tăng độ sáng cho đèn học, đèn trần, đèn nền cũng như nên có cửa sổ thông thoáng ra bên ngoài.

Chú ý tư thế ngồi học của trẻ

Để bảo đảm cho đôi mắt của trẻ luôn khỏe mạnh, khoảng cách giữa mắt trẻ đến mặt bàn phải cách từ 30 - 50cm. Ngoài ra, khi ngồi học trẻ cần luôn giữ thẳng lưng, nhìn thẳng xuống sách vở, tránh nghiêng đầu một bên. Đồng thời phải chú ý đến cả tỷ lệ cao thấp của ghế tựa. Nếu độ cao này không thích hợp, phải điều chỉnh.

Cân bằng dinh dưỡng

Bố mẹ nên cho trẻ ăn nhiều các thực phẩm gồm các chất protein và vitamin. khi học tập căng thẳng, càng phải chú ý bổ sung dinh dưỡng, tăng cường tập luyện thể thao thể dục, đồng thời cho trẻ ngủ sớm và dậy sớm để cơ thể phát triển lành mạnh và tạo nền tảng để mắt luôn sáng đẹp.

Theo Huyền Trần/ Gia đình Việt Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/cham-soc-con-114/tranh-can-thi-cho-tre-ngay-tu-thuc-don-an-uong-che-do-ngu-nghi-346782)

Tin cùng nội dung

  • Chế độ ăn kiêng nhanh là một kế hoạch giảm cân hứa hẹn những kết quả nhanh chóng. Những chế độ ăn kiêng này thường không có kết quả trong việc giảm cân lâu dài và không lành mạnh.
  • Chế độ ăn kiêng không có gluten - là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và tiểu hắc mạch. Người mắc bệnh celiac thì không nên ăn gluten.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Chế độ ăn ít purine được bác sĩ khuyên áp dụng nếu bạn mắc bệnh gút hoặc tăng acid uric máu. Áp dụng chế độ ăn ít purine giúp giảm đau, tấy đỏ và nhức ở các khớp xương.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Chế độ ăn low-carb cắt giảm lượng calo từ đường và tinh bột. Những người ăn low-carb ăn ít bánh mì, mì ống, khoai tây, gạo và các loại ngũ cốc. Họ trường ăn nhiều rau, thịt, cá, pho mát, trứng và các loại hạt.
  • Ăn chay - Làm sao để có đủ dưỡng chất cần thiết. Ăn chay có nghĩa là gì? Vì sao nhiều người chọn ăn chay? Điều này có thể mang lại những lợi ích và những hạn chế gì?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY