Nhịp cầu nhân ái hôm nay

Trâu đã bán rồi, nhà đã cầm cố, mà chị chưa cứu được anh !

(MangYTe) - “Bây giờ thì trâu cũng bán rồi, nhà cũng đã mang đi cầm cố, ở đâu có thể vay được tiền thì em cũng đã tìm đến. Chẳng nhẽ không vay nổi tiền, em phải nhìn chồng cả đời nằm liệt giường, ch*t mòn từng ngày như thế này sao các anh”.

Đó là những lời chia sẻ nghẹn đắng trong từng giọt nước mắt chua chát của chị Nguyễn Thị Giang (SN 1984, trú tại xóm 2 xã Hoa Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An). Câu chuyện của người vợ, người mẹ gián đoạn trong những tiếng nấc nghẹn ngào. Bên cạnh, đứa con gái Lê Thị Phương mới lên 9 tuổi đang ngồi đút từng thìa cơm trắng cho người cha đang nằm liệt trên giường bệnh.

Xót thương người vợ nghèo nuốt nước mắt nhìn chồng nằm liệt giường, ch*t mòn từng ngày vì bệnh tật.

Cách đây không lâu, trong một lần lên rừng đi lấy củi, anh Lê Hữu Bình (SN 1983, chồng chị Giang) không may bị ngã từ trên cao xuống. Những người đi cùng phát hiện anh đã ngất xỉu, toàn thân bê bết máu với nhiều vết thương trên cơ thể.

Khi được đưa đến bệnh viện cấp cứu các bác sĩ chẩn đoán anh bị gãy nát xương đùi, cùng nhiều vết thương nghiêm trọng khác trên cơ thể. cũng do vết thương quá nặng anh bình được chuyển gấp xuống bệnh viện hnđk nghệ an cấp cứu.

“Hôm đó em đang đi làm ngoài ruộng thì nghe tin chồng gặp nạn. Khi đến bệnh viện thì thấy anh ấy mình bê bết máu hôn mê bất tỉnh. Đợt đó anh ấy hôn mê suốt 5 ngày liền, cả nhà tưởng mất anh ấy rồi. May mà ông trời thương tình cứu lấy tính mạng của chồng em nhưng …”, lời chị Giang nghẹn đắng trong những giọt nước mắt lăn dài.

Sau khi được các bác sĩ chăm sóc tận tình, sức khỏe anh Bình dần hồi phục. Anh tiếp tục được điều trị tại đây thêm hơn 2 tuần. Những ngày chồng nằm viện là những ngày gia đình chị Giang lâm vào cảnh túng quẫn trăm bề. Để có tiền điều trị cho chồng với chi phí rất lớn, chị đã phải chạy vạy, vay mượn khắp nơi, đến căn nhà, mảnh đất của gia đình cũng đã được mang đi cầm cố.

Không vay nổi tiền để tiếp tục điều trị, chị Giang đành nuốt nước mắt đưa chồng từ bệnh viện về nhà để tiếp tục chăm sóc. Kinh tế kiệt quệ, không có thể mua Thu*c cho anh mỗi ngày, chị đành lên rừng theo lời người ta tìm những cây Thu*c lá về đắp cho anh mỗi ngày với mong muốn ông trời phù hộ giúp anh qua được cơn hoạn nạn này.

"Bây giờ thì không còn cách nào khác nữa chú à. Trong nhà em đây chẳng còn một thứ gì đáng vài ba ngàn đồng, thì lấy đâu ra tiền mà để chồng ở bệnh viện chăm sóc cơ chứ. Tứ lạy bốn phương, giờ đưa anh về chỉ đắp Thu*c lá cây rừng cầu mong chồng em sẽ vượt qua", Giang ngậm ngùi trong nước mắt.

Nhưng tai họa một lần nữa đổ ập xuống, khi anh Bình cố gắng tập đi lại thì bị ngã khiến vết thương cũ trong quá trình hồi phục bị tái phát. Đặc biệt, vị trí bị gãy nát cổ xương đùi trước đó đã được các bác sĩ phẫu thuật nhiều lần ghép lại giờ lại nặng hơn trước rất nhiều.

“em muốn một lần được đưa anh ấy đến bệnh viện để khám và điều trị nhưng bây giờ nợ cũ còn chưa trả hết thì ai tiếp tục cho vợ chồng em vay thêm tiền đây”, nhìn quanh căn nhà nhỏ người vợ nghèo đau đớn, chị cố nắm chặt lấy bàn tay của chồng như muốn tiếp cho anh thêm chút sức lực để vượt qua những cơn đau. “anh phải cố lên, đừng bỏ mẹ con em anh nhé”, chị tự động viên chồng mình.

Những ngày đưa chồng đi điều trị ở bệnh viện, tài sản trong nhà cũng đã đội nón ra đi, đó là chưa kể số tiền vay mượn cũng lên đến hơn 100 triệu đồng. Với số tiền này, chị bảo cả đời con cháu sau này có giàu có cũng khó lòng mà trẻ được. "Vừa phải đi làm thêm, lo mọi chi phí sinh hoạt trong gia đình, hàng tháng em còn phải gồng mình trả lãi số nợ khổng lồ trước đó", Giang lo lắng..

Hiện tại anh Bình không thể đi lại, mọi sinh hoạt hàng ngày cũng nhờ hoàn toàn vào sự chăm sóc của người vợ tảo tần. Do không thể đi lại, nằm liệt giường trong thời gian dài nên trên cơ thể anh Bình đã bắt đầu xuất hiện nhiều vị trí bị hoại tử. Mỗi ngày trôi qua anh đang phải chịu sự đau đớn đến cùng cực của thể xác đang dày vò lấy chính anh.

“Nếu ch*t được, xin ông trời hãy cho tôi sớm ch*t để khỏi phải là gánh nặng của vợ của con. Nhưng ông trời cứ bắt tôi sống thế này chịu đau đớn, nhìn vợ con hàng ngày nhịn ăn nhịn uống lo cho mình tôi lại càng đau thêm”, trên giường bệnh anh Bình nghẹn ngào tâm sự.

Cuộc sống hàng ngày của gia đình chị Giang chỉ biết trông vào thu nhập từ mấy sào ruộng nhưng mùa được mùa mất. Mà lúa cũng không phải trổ bông quanh năm nên chưa đến vụ gặt thì lúa non đã bán hết. Thời gian còn lại, chị Giang tranh thủ vừa chăm chồng, trông con và đi làm thêm được vài ba công nhật nhưng ngày có ngày không.

Ngày nào nhiều lắm cũng được dăm ba chục ngàn, còn không thì chị cũng chẳng biết bấu víu vào đâu. Với anh em, bà còn hàng xóm của nhà chị Giang ai cũng nghèo rớt mồng tơi nên không giúp được gì nhiều. Mảy may có người cho thêm bát gạo, con cá, hoặc bó rau... để chị cầm cố những bữa ăn đạm bạc cho chồng, cho con. Còn không thì chị cùng các con ăn trong nước mắt.

“Các bác sĩ nói nếu được điều trị thì anh ấy có thể đi lại được nhưng chi phí phẫu thuật mất cả trăm triệu đồng. Nếu không được điều trị thì vết thương có thể nghiêm trọng và ảnh hưởng đến tính mạng. Bây giờ thì trâu cũng bán rồi, nhà cũng đã mang đi cầm cố, ở đâu có thể vay được tiền thì em cũng đã tìm đến, giờ thì gia đình em lấy đâu ra số tiền nhiều như vậy được. Không lẽ em phải nhìn chồng cả đời nằm liệt giường, nhìn anh ấy ch*t mòn từng ngày như thế này hả chú nhà báo ơi?". Giang nói trong nước mắt.

Ước nguyện của người vợ nghèo là thêm một lần được đưa chồng đến bệnh viện điều trị. được nhìn thấy chồng mình mạnh khỏe bước đi trên đôi chân của mình, tiếp tục ở bên chị, bên con.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 2085: Chị Nguyễn Thị Giang trú tại xóm 2, xã Hoa Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An.

- Điện thoại liên hệ: 0969.143.847

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & ADZ - Báo điện tử ADZ.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:

Tên TK:Báo Khuyến học & ADZ

Số TK: 045 100 194 4487

Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:

Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:

Tên TK:Báo Khuyến học & ADZ

Số TK: 10 201 0000 220 639

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & ADZ

Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & ADZ

Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:

- Tên tài khoản: Báo Khuyến học và ADZ

- Số tài khoản VND: 1400206027950.

- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Agribank:

- Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

- Account Number: 1400206027966

- Swift Code: VBAAVNVX402

- Bank Name: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, Lang Ha Branch

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP TPHCM: số 294 - 296 đường Trường Sa, phường 2, quận phú Nhuận, TPHCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269

Nguyễn Duy

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-trau-da-ban-roi-nha-da-cam-co-ma-chi-chua-cuu-duoc-anh-22746.html)

Tin cùng nội dung

  • Đọc các câu tư vấn và các thông tin về Thu*c điều trị đột quỵ tại TPHCM, chúng tôi thấy rất phấn khởi vì y học phát triển, tay nghề của các BS TPHCM tiến quá nhanh. Đặc biệt, theo dõi chùm bài của TS.BS Nguyễn Huy Thắng, trưởng khoa bệnh lý mạch máu não BV Nhân dân 115, chúng tôi thấy phục TS Thắng quá!
  • Cử tri các tỉnh Cao Bằng, Điện Biên, Hưng Yên, Nam Định, Tiền Giang đề nghị Bộ Y tế xem xét, điều chỉnh lại quy định về thủ tục chuyển viện trong trường hợp bệnh nhân nhập viện cấp cứu, bởi hiện nay nếu không có giấy chuyến viện của nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu thì bệnh nhân sẽ phải đóng 50% viện phí.
  • Những ngày giáp tết, Mangyte.vn nhận được rất nhiều câu hỏi về việc khám chữa bệnh trong những ngày tết, số điện thoại cấp cứu và lịch nghỉ tết của các bệnh viện. Chúng tôi xin giải đáp chung như sau:
  • Chào Mangyte, Chồng tôi mới đi ăn đám cưới về, bị đau bụng. Anh đã đến phòng khám gần nhà lấy Thu*c uống rồi, có đỡ một chút nhưng chưa hết, chắc ngày mai phải vô bệnh viện kiểm tra lại. Tôi tính đưa anh đến BV Cấp cứu Trưng Vương, như vậy phải đem theo bao nhiêu tiền? Chồng tôi có BHYT. Cảm ơn Mangyte! (Bích Trâm – TPHCM)
  • Nếu gọi xe cấp cứu thì người xung quanh nên làm gì trong khi chờ đợi? Tôi hỏi để phòng khi hữu sự, vì gần đây có nhiều học sinh ngất xỉu quá .Tôi lo quá, tôi cũng có 2 đứa con gái tầm tuổi ấy. Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Thúy - thuy201...@gmail.com)
  • Chào Mangyte, Tôi được biết về loại Thuốc tên là “tiêu sợi huyết” dùng trong cấp cứu tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Tôi thấy công dụng của Thuốc rất kỳ diệu, có thể giúp người đột quỵ bình phục gần như hoàn toàn nếu được cấp cứu kịp thời. Nhưng một liều Thuốc giá bao nhiêu vậy Mangyte? Và trường hợp nào dùng được, trường hợp nào thì không? Mong Mangyte giải thích rõ hơn về loại Thuốc này. Tôi chân thành cảm ơn! (Thanh Vân – van.le…@gmail.com)
  • Thưa bác sĩ, Bố tôi bị cao huyết áp đã nhiều năm, thường uống Thu*c mỗi buổi sáng. Hôm nay ông quên uống Thu*c, đến chiều huyết áp tăng cao và hơi co giật. Sau khi ngậm Thu*c để hạ huyết áp (BS cho để đề phòng trường hợp này) thì đã đỡ rồi. Nhưng tôi lo nếu việc này xảy ra lần nữa và cần phải đi cấp cứu thì làm sao cho nhanh? Bệnh viện nào chuyên cấp cứu tai biến, đột quỵ? Nhà tôi ở đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận. Mong Mangyte chỉ dẫn. Xin cám ơn! (Đức Minh - TPHCM)
  • Mangyte cho tôi hỏi, Dì của tôi (ngoài 40 tuổi) ở TP. Buôn Ma Thuột mới bị tràn dịch màng phổi, BV kêu phải chuyển đến BV Phạm Ngọc Thạch TPHCM. Nhưng hôm nay là thứ 7, mai CN nên họ nói phải đợi đến thứ 2 mới chuyển được. Tôi lo lắng quá, liệu tràn dịch màng phổi có cần đi SG cấp cứu ngay không? Hiện ở trên này chỉ phát hiện dì tôi bị tràn dịch thôi chứ chưa xác định nguyên nhân.
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY